Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm hoặc mất chức năng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy các phương pháp chữa suy thận là gì?
1. Suy thận là gì?
Thận đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Thận suy giảm chức năng được gọi suy thận có thể diễn tiến cấp tính hoặc mạn tính với nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Nguyên nhân trước thận: Bệnh tim, xơ gan, bỏng nặng, sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng, sốc do chấn thương,... làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến suy thận.
- Nguyên nhân tại thận: Các bệnh lý tại thận như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận lớn, chấn thương thận,... nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng suy thận.
- Nguyên nhân sau thận: Các khối u như ung thư bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng,... có thể chèn ép vào đường tiết niệu gây tắc nghẽn, dẫn đến thận ứ nước, tích tụ chất độc ở thận và gây ra suy thận.
Triệu chứng của bệnh lý suy thận khá đa dạng, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà bệnh nhân có các triệu chứng như:
- Phù mặt, phù mắt cá chân.
- Suy nhược, mệt mỏi, uể oải.
- Khó thở, nặng ngực.
- Tiểu ít.
- Chán ăn, buồn nôn.
- Thiếu máu.
- Hôn mê.
Bệnh nhân suy thận nếu không được chữa trị kịp thời có thể gặp phải các biến chứng như:
- Thiếu máu.
- Bệnh lý về xương, rối loạn phosphat máu.
- Bệnh tim mạch.
- Tăng kali máu.
- Tích tụ nước trong cơ thể tinh thần giảm sút.
2. Cách chữa bệnh suy thận bằng thuốc
2.1. Điều trị huyết áp
Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây suy thận và cũng có thể là biến chứng của bệnh. Do đó, cách chữa suy thận trong trường hợp này trước tiên phải kiểm soát được huyết áp. Nếu huyết áp không ổn định thì chức năng thận sẽ tiếp tục suy giảm và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Các loại thuốc hạ huyết áp có thể được chỉ định là thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II,... Tùy thuộc vào mức độ đáp ứng mà bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc đổi các loại thuốc ổn định huyết áp khác.
2.2. Kiểm soát mỡ máu
Suy thận mạn tính là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Đối với các trường hợp rối loạn lipid máu, bệnh nhân cần được điều trị với các loại thuốc điều chỉnh mỡ máu như statin, giúp giảm các cholesterol xấu và giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
2.3. Điều trị thiếu máu
Thận sản xuất ra Erythropoietin - chất kích thích sản xuất hồng cầu, vì vậy bệnh nhân suy thận thường gặp phải tình trạng thiếu máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kích thích tạo hồng cầu hoặc bổ sung các nguyên liệu tạo máu như sắt, acid folic để điều trị thiếu máu.
2.4. Điều trị tình trạng ứ dịch trong cơ thể
Bệnh nhân suy thận có thể bị ứ dịch trong cơ thể, với triệu chứng thường gặp nhất là phù. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân suy thận nhằm đào thải dịch qua đường tiểu, tránh tích tụ dịch trong cơ thể có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn nhạt cũng góp phần điều chỉnh phù cho bệnh nhân.
2.5. Điều trị yếu xương, loãng xương
Suy thận làm ảnh hưởng đến nồng độ phospho, calci trong máu. Khi nồng độ calci máu quá thấp sẽ kích thích tuyến cận giáp sản xuất hormon PTH, dẫn đến mất calci từ xương khiến bệnh nhân loãng xương, yếu xương.
Vì vậy, việc bổ sung calci và vitamin D là cần thiết để phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân suy thận. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế phospho trong khẩu phần ăn hàng ngày.
2.6. Điều trị tăng kali máu
Suy thận có thể khiến cho nồng độ kali trong máu tăng cao và để lại nhiều hậu quả như ảnh hưởng đến thần kinh-cơ, loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim. Do đó, một chế độ ăn hạn chế kali là hết sức cần thiết đối với bệnh nhân suy thận nhằm giảm nguy cơ tăng kali máu. Nếu kali máu tăng quá cao, bệnh nhân cần nhập viện cấp cứu để được xử trí kịp thời.
3. Điều trị thay thế thận
Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, chức năng thận bị suy giảm trầm trọng, thận không còn đủ khả năng để lọc các chất độc nên điều trị thay thế thận được đặt ra. Dưới đây là các phương pháp điều trị thay thế thận.
3.1. Chạy thận nhân tạo (Lọc máu)
Chạy thận nhân tạo là sử dụng thiết bị ở bên ngoài cơ thể để lọc máu thay cho thận đã suy giảm chức năng. Chạy thận nhân tạo đem lại hiệu quả nhất định đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, tuy nhiên trong quá trình chạy thận bệnh nhân vẫn có thể gặp một số biến chứng không mong muốn.
3.2. Thẩm phân phúc mạc
Thẩm phân phúc mạc, còn được gọi là lọc màng bụng, là phương pháp loại bỏ chất độc trong máu thông qua phúc mạc của chính bệnh nhân. Lọc màng bụng có thể được tiến hành tại bệnh viện hoặc tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này không phải là lựa chọn tối ưu cho tất cả bệnh nhân suy thận và vẫn có thể gây ra một số biến chứng nhất định.
3.3. Ghép thận
Ghép thận đem lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối với độ an toàn và tỷ lệ thành công cao. Ghép thận làm tăng cơ hội sống lâu hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận. Bên cạnh lợi ích mà ghép thận đem lại, bệnh nhân được ghép thận có thể đối diện với các nguy cơ như chảy máu, huyết khối, nhiễm trùng, tắc niệu quản,... Một lưu ý khác đối với người được ghép thận là phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn đào thải thận được ghép.
4. Dành dành - Thảo dược chữa suy thận tại nhà an toàn, hiệu quả
Hiện nay, một trong những cách chữa suy thận tại nhà là sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dành dành. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học có trong dành dành cũng góp phần cải thiện đáng kể tình trạng tổn thương thận, xơ hóa thận và tăng cường lưu lượng máu tại thận. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều nhiều thảo dược quý khác như: Mã đề, hoàng kỳ, đan sâm, bạch phục linh, linh chi đỏ,... để hỗ trợ điều trị suy thận tốt nhất.
Sản phẩm chứa dành dành và các thảo dược quý trên giúp cải thiện các triệu chứng ở người mắc suy thận như: tiểu nhiều, tăng creatinin huyết, protein niệu; chống thiếu máu, giảm mệt mỏi; tăng cường chức năng thận, bổ thận; giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận, ngăn ngừa suy thận chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh kết hợp với chế độ dưỡng hợp lý được xem là cách điều trị suy thận tại nhà. Các biện pháp sau có thể hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều trị suy thận:
- Vận động hợp lý, tập thể dục thường xuyên.
- Bỏ thuốc lá.
- Tránh sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích,...
- Tăng cường rau xanh, ngũ cốc, trái cây. Kiểm soát protid, kali, phospho trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Theo dõi các chỉ số tim mạch (huyết áp, nhịp tim,...) thường xuyên.
Trên đây là các phương pháp chữa suy thận hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Bệnh suy thận là một bệnh lý nguy hiểm, bạn nên chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.