Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Bác sĩ Nội tim mạch - Khoa Khám bệnh và nội khoa, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng .
Đau thắt ngực là cơn đau xuất phát từ tim do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu do xơ vữa động mạch, co thắt động mạch vành... Chữa đau thắt ngực nhằm làm giảm đau nhanh chóng, hạn chế các mảng xơ vữa tích tụ thêm, làm chậm tiến triển của bệnh động thời giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đối với người bệnh.
1. Điều trị đau thắt ngực bằng thuốc
Để chữa đau thắt ngực, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định các loại thuốc giúp tăng cường lưu thông máu ở động mạch vành, cung cấp đủ máu và oxy cho cơ tim hoạt động bình thường trở lại. Cụ thể các nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực gồm:
1.1 Nhóm thuốc nitrat (glyceryl trinitrat, isosorbid dinitrat, isosorbid mononitrat)
Nhóm thuốc này có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, giúp cơ tim được cung cấp đủ máu và oxy để hoạt động. Glyceryl trinitrat là dạng thuốc viên được đặt dưới lưỡi được sử dụng thông dụng trong điều trị đau thắt ngực cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ ngậm viên thuốc dưới lưỡi khi cơn đau ngực xuất hiện. Một liều thuốc như vậy sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng trong vòng vài phút.
Trắc nghiệm: Sự thật về trái tim của bạn
Tim là 1 phần của hệ tuần hoàn, được cấu thành bởi tâm thất, tâm nhĩ, các van tim, động mạch và tĩnh mạch. Trái tim có chức năng lưu thông máu giàu oxy đưa tới khắp cơ thể. Được xem là "chìa khóa" của sự tồn tại nên việc giữ gìn một trái tim khỏe mạnh là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu xem bạn đã thực sự hiểu về trái tim hay chưa.
Bài dịch từ: webmd.com
Ngoài ra loại thuốc này cũng được sản xuất dưới dạng xịt mang theo người để tiện dụng hơn.
Khi sử dụng thuốc này mà cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài hơn 10 phút thì nên gọi xe cấp cứu cho người bệnh ngay để được đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc này chữa đau thắt ngực là người bệnh sẽ bị đau đầu một thời gian ngắn, nhưng sau đó tình trạng sẽ được cải thiện và biến mất khi tiếp tục sử dụng.
1.2 Thuốc statin (rosuvastatin, atorvastatin, simvastatin, , lovastatin...)
Thuốc statin có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn một enzym cần thiết cho sự tổng hợp cholesterol tại gan. Đồng thời thuốc ngăn chặn xơ vữa động mạch vành gây cơn đau thắt ngực từ nhiều cơ chế khác như giảm phản ứng viêm, giảm kích hoạt tiểu cầu, cải thiện rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, giảm co thắt mạch...
Có nhiều loại thuốc statin khác nhau, dựa trên sự chỉ định loại phù hợp của bác sĩ và sự lựa chọn điều trị của bệnh nhân.
1.3 Nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidrogel, ticagrelor...)
Nhóm thuốc chữa đau thắt ngực này có tác dụng ngăn chặn sự kết dính của các tiểu cầu, tăng cường, đẩy mạnh lưu thông máu ở động mạch vành. Khi các tiểu cầu kết dính vào nhau vào các mảng xơ vữa sẽ tạo ra một cục máu đông làm hẹp hoặc tắc mạch gây đau thắt ngực. Bởi vậy aspirin có tác dụng làm giải quyết các cơn đau thắt ngực, làm giảm nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Liều dùng aspirin điều trị đau thắt ngực là 75 mg/ngày, nhỏ hơn so với liều trong thuốc giảm đau, ít gây tác dụng phụ. Đối với người bệnh đau thắt ngực bị dị ứng với aspirin hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng thì không thể sử dụng aspirin mà thay thế bằng Clopidrogel. Clopidrogel có cùng tác dụng điều trị đau thắt ngực, giúp bảo vệ đường ruột tốt hơn cho người bệnh.
1.4 Nhóm thuốc ức chế beta (atenolol, propanolol, bisopropol, metoprolol...)
Nhóm này có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn mạch máu, cải thiện đáng kể sự lưu thông máu trong động mạch vành. Thuốc chẹn beta cũng có tác dụng bảo vệ cơ tim, giảm nguy cơ tiến triển của các biến chứng đau thắt ngực.
1.5 Thuốc ức chế men angiotensin (ACE) (captopril, enalpril...)
Đây là nhóm thuốc có tác dụng giãn mạch, tăng cường độ lưu thông máu thường được chỉ định điều trị đau thắt ngực cho người bệnh.
1.6 Nhóm thuốc đối kháng canxi (nifedipin, amlodipin...)
Cũng có tác dụng tương tự các nhóm thuốc trên, thuốc đối kháng canxi làm thư giãn động mạch vành, tăng cường lưu thông máu đến tim được sử dụng phổ biến trong chữa đau thắt ngực. Trên đây là một số nhóm thuốc chính thường được kê trong điều trị đau thắt ngực ổn định. Các loại thuốc này đều có tác dụng hiệu quả tốt trong ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Bác sĩ điều trị có thể kê kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau trong quá trình điều trị, để phối hợp và bổ sung điều trị cho nhau. Việc uống thuốc điều trị đau thắt ngực cần tuân thủ đơn thuốc bác sĩ điều trị đã kê.
Các trường hợp đau thắt ngực đã được điều trị bằng các nhóm thuốc trên không cải thiện triệu chứng cần chụp động mạch vành có tiêm thuốc cản quang, đánh giá mức độ hẹp động mạch vành để nong hoặc đặt stent động mạch vành hoặc phẫu thuật mổ bắc cầu động mạch vành nếu có chỉ định
Trắc nghiệm: Huyết áp của bạn có đang thực sự tốt?
Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe con người. Để biết tình trạng huyết áp của bạn có thực sự tốt không, hãy làm bài trắc nghiệm sau đây để đánh giá.2. Điều trị đau thắt ngực không dùng thuốc
Ngoài các biện pháo điều trị thuốc hoặc can thiệp động mạch vành như trên, người bệnh cần điều chỉnh lối sống và chế độ ăn đồng thời để tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng bệnh
Các bác sĩ khuyến nghị người bệnh đau thắt ngực nên:
- Bỏ hút thuốc lá.
- Giữ ổn định huyết áp.
- Tránh thừa cân, béo phì.
- Ổn định chỉ số cholesterol.
- Vận động thường xuyên, thể dụng thể thao phù hợp với sức khỏe.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn thực phẩm ít béo, không bão hòa đơn, hoặc bão hòa đa, ăn nhiều rau củ quả, không ăn đồ chiên rán, không ăn mặn.
- Không nên uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích.
- Khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị.
- Sử dụng thuốc đúng đơn, đúng lịch.
Như vậy, việc điều trị đau thắt ngực sẽ đạt hiệu quả cao nếu kết hợp điều trị thuốc hoặc phẫu thuật với điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống.
Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe bạn nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.