Cà rốt có tốt cho bà bầu không?

Thực phẩm dành cho bà bầu luôn được các chuyên gia quan tâm và phân tích kỹ càng. Ăn cà rốt khi mang thai có tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi không? Hay bà bầu có ăn được cà rốt không là những thắc mắc được nhiều phụ nữ đang trong quá trình mang thai tìm hiểu.

1. Giá trị dinh dưỡng của cà rốt

Cà rốt là loại rau củ tuyệt vời chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe. Sau đây là thông tin về giá trị dinh dưỡng trong 100g cà rốt được các nhà nghiên cứu thống kê qua nhiều thí nghiệm:

  • Năng lượng: 41 calo
  • Carb: 9,58 g
  • Đường: 4,5g
  • Chất đạm: 0,93 g
  • Chất béo: 0,24 g
  • Chất xơ (dành cho người ăn kiêng) : 2,8g
  • Vitamin C: 6mg
  • Vitamin A: 5mg
  • Vitamin B6: 0,135g
  • Vitamin K: 13,2 microgam
  • Canxi: 33mg
  • Natri: 69 mg
  • Phốt pho: 35mg
  • Kali: 320mg
  • Magie: 12 mg
  • Đồng: 0,045 mg
  • Sắt: 0,3 mg
  • Kẽm: 0,24 mg
  • Mangan: 0,143 mg
  • Selen: 0,1 microgam

Đây là kết quả được tổng hợp trong nhiều nghiên cứu, tuy nhiên không hoàn toàn chính xác. Bạn chỉ nên tham khảo và không phải lúc nào 100g cà rốt cũng có lượng dinh dưỡng giống nhau.

2. Ăn cà rốt khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu

Cà rốt là một nguồn cung cấp nguyên tố khoáng vi lượng tốt cho sức khỏe. Đây là một trong số các loại rau củ có thể ăn sống hoặc nấu chín. Đặc biệt cà rốt với bà bầu có lợi ích không nhỏ.

  • Nâng cao thị lực

Ăn cà rốt khi mang thai sẽ cung cấp nguồn vitamin A giúp mắt sáng khỏe. Đồng thời em bé nhận dinh dưỡng của mẹ cũng sẽ được cải thiện thị lực tốt hơn với trẻ không được bổ sung đủ vitamin A.


Ăn nhiều cà rốt khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé
Ăn nhiều cà rốt khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

  • Tăng hệ miễn dịch

Vitamin C là một loại khoáng chất nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trong suốt thai kỳ, mẹ cung cấp dinh dưỡng nuôi em bé nên sức đề kháng suy giảm dẫn đến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cà rốt vốn rất giàu vitamin C nên ăn cà rốt tốt cho bà bầu và em bé.

  • Giúp trẻ phát triển toàn diện

Trong cà rốt chứa một lượng canxi và caroten giúp bé phát triển xương và răng

  • Ngăn ngừa thiếu máu

Ăn cà rốt mỗi ngày sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Ngoài ra vitamin C là một chất dẫn xuất tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.

  • Chống táo bón cho phụ mang thai

Phụ nữ mang thai thường gặp khó khăn với hệ tiêu hóa. Do vậy sử dụng cà rốt sẽ bổ sung chất xơ giúp mẹ ngăn ngừa táo bón khi mang thai và thúc đẩy sự vận động của hệ tiêu hóa tốt hơn trong suốt thai kỳ.

  • Hạn chế chuột rút khi mang thai

Phụ nữ mang thai dễ bị chuột rút khi thai nhi lớn dần. Đây là một hiện tượng gây nguy hiểm khiến mẹ và bé có thể gặp tai nạn. Nhờ cung cấp đủ phốt pho giúp giảm căng thẳng từ đó sẽ cải thiện vấn đề chuột rút cho bạn.

  • Quản lý vấn đề tăng huyết áp trong thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là chuyện không còn xa lạ, tuy nhiên nếu tăng quá cao sẽ nguy hiểm đến cả mẹ và em bé. Hãy sử dụng cà rốt để ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng do huyết áp cao thai kỳ gây nên.

  • Thúc đẩy hình thành xương và sụn cho thai nhi

Mangan là một thành phần dinh dưỡng hỗ trợ quá trình hình thành xương và mô sụn cho thai nhi. Để thúc đẩy quá trình hình thành xương và mô sụn cho bé, mẹ có thể uống nước ép cà rốt mỗi ngày.

  • Ngăn ngừa khuyết điểm về hệ thần kinh cho thai nhi

Cà rốt chứa vitamin B và acid folic đủ để phát triển hệ thần kinh và não bộ non nớt cho thai nhi. Nếu được cung cấp đủ bé sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh dị tật ống thần kinh hay nứt đốt sống. Ngoài ra đây là nguồn dưỡng chất giúp bé khỏe mạnh thông minh hơn.

  • Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Beta carotene và selen là nguyên tố làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Chúng hoạt động như chất chống oxy hóa làm giảm vận động gốc tự do bảo vệ cho cơ thể thai phụ. Đồng thời em bé hấp thụ qua mẹ cũng hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư trong suốt chặng đường phát triển sau này.

3. Lưu ý để tăng khả năng hấp thụ cà rốt với bà bầu

Để tăng khả năng tiêu thụ rau củ trong khẩu phần ăn, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Chọn củ cà rốt kích thước nhỏ nếu bạn muốn vị ngọt nhiều hơn hoặc chọn củ dài
  • Chọn cà rốt tươi bằng cách thử bẻ. Càng già độ dai của củ cà rốt sẽ càng gây khó khăn cho bạn để bẻ ra.
  • Luôn rửa sạch trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Có thể nạo lớp mỏng để tránh loại bỏ mất đi dinh dưỡng vốn có của cà rốt
  • Có thể chế biến bằng cách nấu chín, bào sợi, xay nhuyễn hoặc rửa sạch ăn sống

Thay đổi các cách chế biến khác nhau để thực đơn với cà rốt hấp dẫn hơn với thai phụ
Thay đổi các cách chế biến khác nhau để thực đơn với cà rốt hấp dẫn hơn với thai phụ

4. Cà rốt có tốt cho bà bầu không hay vẫn tồn tại một số nhược điểm?

Tuy rằng chưa có phát hiện nguy hiểm khi phụ nữ mang thai ăn cà rốt sống nhưng điều này không được khuyến khích. Nước ép cà rốt là một hình thức sử dụng cà rốt sống có thể mang lại một số rủi ro và ảnh hưởng khả năng hấp thụ của bạn.

  • Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều cà rốt màu sắc tự nhiên sẽ làm da bạn đổi sang màu vàng nhạt. Nếu không được hấp thụ sẽ xuất hiện hội chứng lắng đọng caroten trên da.
  • Tuy vitamin A giúp bé tăng sức đề kháng nhưng nếu ăn quá nhiều ngược lại sẽ cản trở sự phát triển tự nhiên của con
  • Cẩn trọng khi bạn xuất hiện dị ứng với cà rốt như: đau đầu, buồn nôn...
  • Tránh ăn nhiều cà rốt nếu bạn gặp vấn đề nhiễm trùng đường mật trong thai kỳ.
  • Nước ép cà rốt nếu uống quá nhiều sẽ khiến bạn đau đầu hoặc hôn mê.

5. Công thức nấu súp từ cà rốt cho bà bầu

Để dễ hấp thụ và sử dụng cà rốt ngon miệng hơn cho mẹ bầu, bạn có thể nấu súp từ cà rốt. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 tép tỏi đã băm nhỏ
  • 1- 2 lát gừng thái mỏng
  • 1 củ hành tây thái hạt lựu
  • 2 muỗng canh dầu
  • 5 của cà rốt cắt nhỏ
  • 2 cốc nước
  • 1 muỗng cà phê hạt tiêu
  • Muối
  • Kem tươi

Quy trình thực hiện:

  • Làm nóng dầu trong nồi áp suất rồi bỏ gừng tỏi vào xào trong vài phút
  • Cho thêm hành tây vào nồi đến khi chuyển màu nâu nhạt
  • Bỏ cà rốt và muối cùng nước và nồi ninh nhừ
  • Mở nồi áp suất ra chờ nguội
  • Vớt phần rau trong nồi bỏ vào máy xay nhuyễn
  • Đem trộn hỗn hợp cùng nước đã ninh đun cô lại đến khi thành hỗn hợp đặc sánh
  • Cho gia vị như muối , tiêu.. để vừa ăn
  • Khi ăn phủ lên trên một lớp kem tươi

Ăn cà rốt có tốt cho bà bầu không? còn do chính cách sử dụng và chế biến của bạn. Không thể phủ nhận công dụng của cà rốt đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích vẫn không thể bỏ qua rủi ro gây nguy hại cho sức khỏe. Nếu bạn muốn sử dụng cà rốt trong thực đơn mang thai có thể tham khảo qua bác sĩ trước để nhận được hỗ trợ và tư vấn chính xác nhất.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì ngoài duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, mẹ bầu cũng cần thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai để kiểm tra sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ nhằm có những điều chỉnh phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com - healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe