Cafe có nhiều tác động đến hệ thần kinh trung ương cũng như sự hoạt động của tim. Thông thường, hầu hết mọi người uống cà phê nhịp tim nhanh và mức độ này khác nhau giữa các cá nhân. Theo đó, cafe có làm tăng nhịp tim phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau bao gồm lượng cafe tiêu thụ, tần suất uống, thể trạng và chức năng sinh lý của người đó.
1. Cafe ảnh hưởng đến chứng loạn nhịp tim như thế nào?
Nếu là một người uống cà phê, mọi người có thể lo lắng về việc uống cafe tăng nhịp tim cũng như thói quen uống cafe hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào. Bởi vì cafe là một chất kích thích, mọi người thường có thể nghĩ rằng đây là một tác nhân gây căng thẳng, đặc biệt là nếu bản thân dễ bị nhịp tim không đều được gọi là loạn nhịp tim. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, các bác sĩ đã không từng nghĩ rằng cafe cũng tốt cho tim mạch cho đến khi kết quả của các nghiên cứu đang thay đổi quan niệm cũ xưa.
Một số nghiên cứu đã được tiến hành để xem xét cụ thể tác động cafe có làm tăng nhịp tim. Theo đó, kết quả của một nghiên cứu cho thấy các trường hợp rối loạn nhịp tim không khác nhau giữa những người tiêu thụ caffeine nói chung (cụ thể là cafe, trà và sô cô la) và những người không tiêu thụ caffeine.
Trong một nghiên cứu nhỏ ở Brazil, những người tham gia có vấn đề về nhịp tim được chỉ định ngẫu nhiên để uống đồ uống có chứa caffein hoặc không có caffein, sau đó được đánh giá bằng điện tâm đồ và các bài kiểm tra gắng sức. Thật bất ngờ là các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về nhịp tim không đều giữa hai nhóm.
Chính vì vậy, điểm mấu chốt về vai trò của uống cà phê nhịp tim nhanh hay nhịp tim không đều là cần phải thay đổi.
2. Những tác động của cà phê đối với sức khỏe tim mạch tổng thể
Nghiên cứu gần đây, bao gồm một nghiên cứu từ Đại học Nam California, đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống cà phê và tuổi thọ. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ ít mắc bệnh tim mạch hơn ở những người uống cà phê, khiến cà phê là một yếu tố thực sự tốt cho tim mạch.
Tuy vậy, còn vai trò của caffein trong tất cả những điều này thì sao? Trong khi nhiều nghiên cứu tìm thấy lợi ích của cà phê, nhiều lợi ích trong số đó xảy ra cho dù cà phê có chứa caffein hay không có caffein. Có thể có một thứ gì đó khác trong cà phê giúp tăng cường sức khỏe. Hoặc, có thể có một yếu tố gây nhiễu khác ảnh hưởng đến kết quả - xét cho cùng, những nghiên cứu này chỉ chứng minh mối liên hệ chứ không phải nguyên nhân và kết quả.
Mặt khác, một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã cung cấp một cơ chế về cách mà bản thân caffeine có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Qua đó, thói quen uống một tách cà phê mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể lưu lượng máu giữa các mạch máu nhỏ, giúp tim không phải làm việc quá sức.
3. Những ảnh hưởng của caffeine cần xem xét
Mặc dù nghiên cứu hiện không hỗ trợ mối liên hệ giữa caffeine, thay vì cafe nói chung, và chứng loạn nhịp tim, nhưng nếu tự nhận thấy caffeine dường như làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý tim mạch, hãy cân nhắc cắt giảm.
Thực tế là có những bệnh nhân có thể nhạy cảm với caffeine và ghi nhận thấy khi uống cafe là sẽ tạo ra các cơn đánh trống ngực. Do đó, những bệnh nhân bị đánh trống ngực trầm trọng hơn khi tiếp xúc với caffeine nên cắt giảm số lần và số lượng cafe uống vào. Ngược lại, nếu không phải là do uống cà phê nhịp tim nhanh, những người bị rối loạn nhịp tim này là không có bằng chứng bị ảnh hưởng bởi caffeine và vẫn có thể tiếp tục sử dụng cafe với lượng vừa phải.
Tuy nhiên nhìn chung, dưới góc độ về sức khỏe tim mạch, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên tránh xa đồ uống năng lượng cao, nhất là khi có chứa hàm lượng caffeine rất cao. Và cafe là một ví dụ điển hình, bên cạnh đó còn có các loại nước ngọt, nước tăng lực hay nước uống thể thao.
Mặt khác, khi cảm nhận thấy nhịp tim không đều hay có thể cảm thấy như tim đập loạn xạ hoặc đập nhanh, đây là một điều đáng lo ngại vì điều này có thể có nghĩa là tim không hoạt động bình thường. Cụ thể là dấu hiệu của bệnh tim, bao gồm bệnh mạch vành hoặc bệnh cơ tim. Lúc này, người bệnh cần thăm khác sớm tại các bác sĩ tim mạch. Siêu âm tim và đo điện tim là các công cụ tiên quyết để phát hiện bệnh và chẩn đoán, đưa ra kế hoạch điều trị về lâu dài. Những rối loạn nhịp nguy hiểm, có tính di truyền trong gia đình, trên các đối tượng nguy cơ cao do các bệnh đồng mắc, khi chậm trễ phát hiện, người bệnh có thể gặp phải các biến cố nặng nề, bao gồm đột tử do tim.
Tóm lại, uống cà phê nhịp tim nhanh cho đến nay vẫn chưa có minh chứng rõ ràng. Tuy nhiên, với những ai lo ngại về việc cafe có làm tăng nhịp tim hay đã từng gặp phải các triệu chứng như choáng váng hoặc chóng mặt, nhịp tim tăng, hồi hộp tạm thời khi uống cafe thì nên tránh. Mặt khác, uống nhiều hơn hai tách cà phê mỗi ngày cũng nên cân nhắc, không chỉ người bị chứng uống cafe tăng nhịp tim mà để tránh các rủi ro do caffein được tiêu thụ quá mức gây ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: sutterhealth.org, ucsf.edu, keckmedicine.org, webmd.com