Bụng to ở trẻ: Đâu là sinh lý và bệnh lý?

Bụng to ở trẻ sơ sinh có thể nằm ở 2 trường hợp: đây là một quá trình phát triển bình thường của bé hoặc đây cũng có thể là một dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến bệnh lý tiêu hóa. Vậy khi phát hiện bé có dấu hiệu bụng to, ba mẹ cần phải xử trí như thế nào?

1. Thế nào là bụng to?

Bụng to được định nghĩa như thế nào? Cho đến nay, không có định nghĩa chính xác về bụng to ở trẻ. Một số định nghĩa được ghi nhận có thể bao gồm:

- Sự gia tăng kích thước thực tế của bụng.

- Sự thay đổi có thể đo lường được về chu vi bụng.

- Một định nghĩa tương đối rõ ràng về dấu hiệu bụng to: Khi thành bụng nằm trên một mặt phẳng cao hơn so với mỏm mũi kiếm xương ức ở trẻ sơ sinh nằm ngửa trên một mặt phẳng.

Chứng bụng to ở trẻ có thể liên quan đến các nguyên nhân sinh lý bình thường hoặc do nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, đặc biệt là các bệnh lý tiêu hóa.


Bụng to ở trẻ có thể là dấu hiệu của bệnh lý
Bụng to ở trẻ có thể là dấu hiệu của bệnh lý

2. Khi nào bụng to là sinh lý?

Bụng to ở trẻ là hiện tượng tự nhiên khi ngoài dấu hiệu này, trẻ không có các dấu hiệu bất thường nào khác và phát triển khỏe mạnh và bình thường, tăng cân phù hợp với tuổi, không quấy khóc, trẻ háu ăn khi đến bữa, ngủ ngon...

Một số nguyên nhân sinh lý sau có thể dẫn đến hiện tượng bụng to ở trẻ.

2.1 Do trẻ bú no

Bụng to ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường là một hiện tượng sinh lý bình thường: đa số trẻ đều có phần bụng to lên sau khi bú no. Tuy nhiên, giữa các lần cho bú, bạn sẽ cảm nhận được phần bụng của bé khá mềm, không căng cứng.


Trẻ bú no gây to bụng là một dấu hiệu bình thường
Trẻ bú no gây to bụng là một dấu hiệu bình thường

2.2 Do cấu trúc ruột của trẻ quá lớn so với cơ thể

Bên cạnh nguyên nhân ăn quá no, nguyên nhân về cấu trúc ruột ở trẻ cũng khiến trẻ có dấu hiệu bụng to. Thông thường, ruột của trẻ em khá dài so với kích thước ổ bụng, cùng với đó là phần cơ thành bụng của bé chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy, bụng trẻ sẽ nhô hơn so với kích thước cơ thể.

Nếu là nguyên nhân do sinh lý, ba mẹ cũng không cần quá lo lắng về tình trạng này vì theo thời gian, sự phát triển về chiều cao của trẻ sẽ diễn biến nhanh hơn so với sự tăng trưởng của ruột, vì vậy, phần bụng sẽ trở lại kích thước bình thường.

3. Cách nhận biết bụng to ở trẻ là do sinh lý

Bụng to ở trẻ sơ sinh là do sinh lý khi hoạt động tiêu hóa ở trẻ diễn ra bình thường. Bạn có thể nhận biết sự bình thường này thông qua việc quan sát phân của bé. Phân của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ sữa mà bé đang được chăm sóc:

- Đối với trẻ bú sữa mẹ, phân của bé thường có độ lỏng, sệt, màu hoa cà hoặc hoa cải. Trung bình, trẻ sẽ đi ngoài khoảng 3 – 4 lần / ngày.

- Đối với trẻ được nuôi bằng sữa công thức / sữa hộp (không có đầy đủ lợi khuẩn cần thiết cho việc tiêu hóa của bé), thì thường có phân rắn và tần suất đi ngoài thấp, trung bình bé đi ngoài mỗi 1 – 2 ngày / lần.

Nếu trẻ có những dấu hiệu tiêu hóa như trên và không có hiện tượng bất thường như quấy khóc, chán ăn, đầy bụng..., ba mẹ không cần lo ngại nhiều đến tình trạng bụng phình to ở trẻ sơ sinh.


Trẻ bụng to uống sữa công thức sẽ có phân rắn
Trẻ bụng to uống sữa công thức sẽ có phân rắn

4. Khi nào bụng to là do bệnh lý?

Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng bụng to cũng là hiện tượng tự nhiên. Một số tình trạng bụng to ở trẻ có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa. Để có thể nhận biết bụng to của bé có phải bệnh hay không, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau.

4.1 Có thêm triệu chứng tiêu hóa không?

Buồn nôn nhiều lần là một tình trạng cấp cứu cho thấy tình trạng rối loạn chuyển hóa đường ruột với chứng nôn trớ cho đến khi tìm được nguyên nhân khác. Ở trường hợp này, trẻ cần được bác sĩ thăm khám để xác định xem bụng săn chắc hay mềm và có âm ruột hay không.

Thông thường, nếu bụng chướng, mềm kèm theo âm ruột là lành tính. Ngược lại, bụng săn chắc, không có tiếng ruột, da căng và đổi màu đáng lo ngại hơn và có khả năng cần can thiệp ngay lập tức.

4.2 Có các triệu chứng toàn thân liên quan không?

Nếu bụng to có đi kèm với nhịp tim nhanh, thở nhanh, ngưng thở, nhiệt độ cơ thể không ổn định, thì nguyên nhân của chứng bụng to có khả năng liên quan đến nhiễm trùng, và việc đánh giá nên bao gồm kiểm tra nhiễm trùng ngoài việc đánh giá thêm hệ tiêu hóa (GI).


Nếu trẻ kèm thêm triệu chứng thở nhanh có thể là biểu hiện của nhiễm trùng
Nếu trẻ kèm thêm triệu chứng thở nhanh có thể là biểu hiện của nhiễm trùng

4.3 Tình trạng phân của bé như thế nào?

Nếu trẻ chưa đi tiêu trong khoảng thời gian 12 đến 24 giờ, hãy nghĩ đến táo bón. Nếu trẻ sơ sinh được vài ngày tuổi và chưa bao giờ đi tiêu phân thì nên nghĩ đến tắc ruột. Nếu có phân gần đây, cần đánh giá chất lượng phân và sự hiện diện của máu trong phân.

5. Một số nguyên nhân bệnh lý thường gặp gây ra bụng to

Khi tình trạng bụng to ở trẻ là một bệnh lý, bé có thể đang gặp phải một trong những bệnh sau:

- Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu: Dấu hiệu thường gặp: chán ăn, khó chịu, nôn ói, bụng phình to, đi phân lỏng,...

- Bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu: bụng trẻ căng cứng, sau sinh 24h mà không thấy trẻ đi phân su

- Các nguyên nhân khác: Dị ứng thực phẩm, bệnh Hirschsprung, bướu gan, bướu WILMS (bướu nguyên bào thận).

Có thể nói, bụng to ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đa phần là hiện tượng tự nhiên trong quá trình tăng trưởng của bé. Tuy nhiên, nếu như bé có những dấu hiệu bất thường khác ngoài bụng to, cha mẹ cần chú ý đưa bé đến thăm khám sớm với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe