Biến chứng của khâu nối ruột

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân - Phó trưởng khoa ngoại Vinmec Hải Phòng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khâu nối ruột là một thao tác cơ bản nhưng rất quan trọng trong phẫu thuật tiêu hóa. Điều kiện của một đường khâu tốt là: Đường khâu phải kín, đường khâu cần chắc, đường khâu được tưới máu tốt và miệng nối không bị hẹp. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật khâu nối ruột có thể gây ra những biến chứng cho bạn.

1. Biến chứng sớm của khâu nối ruột

1.1. Chảy máu

Thường gặp 24 giờ đầu sau mổ

1.1.1. Chảy máu miệng nối

Nguyên nhân:

  • Cầm máu không kĩ hoặc do thắt buộc lúc mổ nghĩ là chặt (vì huyết áp thường hạ), sau về chảy lại.
  • Còn lại ổ loét ở phía dạ dày chưa được cắt.
  • Còn ổ loét của tá tràng để lại trong phẫu thuật không lấy được ổ loét tá tràng.
  • Những nguyên nhân bệnh sinh: Dịch tụy tạng có khả năng gây ra và duy trì chảy máu (Dalannoy), dịch mật, dịch tá tràng tiếp xúc với diện khâu nối có thể tạo ra yếu tố không đông gây chảy máu (Reymond J.C).
  • Cách khâu miệng nối không hợp lý.
  • Triệu chứng

Bệnh nhân ít có biến đổi mạch, huyết áp. Nếu đặt sonde dạ dày thì thấy dịch dạ dày đỏ tươi dần lên (bình thường thì xanh hoặc nâu sẫm sau mổ). Nếu không đặt sonde thì chỉ khi bệnh nhân nôn ra mới biết. Rất ít những trường hợp nôn ra máu ồ ạt. Theo thống kê của Jordan và De Bakey, tỉ lệ chảy máu miệng nối là 3,4%.

  • Điều trị
  • Mức độ nhẹ dùng các thuốc cầm máu: Vitamin K, C, canxiclorua, Glanonitrin, Hemocapron...
  • Rửa dạ dày bằng nước đá đang tan hoặc huyết thanh cho tới khi trong trở lại.
  • Mức độ nặng hơn cho truyền máu, nếu dịch vẫn đỏ máu thì phải mổ lại để cầm máu.

1.1.2. Chảy máu trong ổ bụng

Nguyên nhân:

  • Do tuột chỉ các mạch máu lớn.
  • Do tổn thương lách khi giải phóng bờ cong lớn, khi tì kéo van gây chấn thương, khi kết thúc cuộc mổ hút, lau ở hố lách làm tổn thương lách...
  • Triệu chứng:
  • Bệnh nhân có hội chứng mất máu: nhợt nhạt, vật vã, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, xét nghiệm hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit đều giảm. Nếu có dẫn lưu từ ổ bụng ra sẽ có máu chảy ra ào ạt. Có thể khi nghi ngờ thì tách vết mổ

Kiểm tra hoặc chọc thăm dò.

  • Điều trị:

Khẩn trương truyền máu tươi và mổ lại để cầm máu. Nếu do mạch máu thì nối ruột bằng cách thắt khâu. Nếu do tổn thương lách có thể khâu bảo tồn hoặc cắt lách.


Khẩn trương truyền máu tươi và mổ lại để cầm máu
Khẩn trương truyền máu tươi và mổ lại để cầm máu

1.2. Tắc miệng nối

  • Nguyên nhân:
  • Do kỹ thuật nối ruột làm hẹp tắc quai đi hoặc quai tới.
  • Do xoắn vặn miệng nối khi kết thúc cuộc mổ mà không biết.
  • Do rối chức năng của thần kinh.
  • Triệu chứng:

Vài ngày sau khi khâu nối ruột bạn có biểu hiện nôn, không lưu thông được, suy kiệt dần, có thể có sốt, cho X-quang dạ dày không lưu thông. Nếu xảy ra sớm thường do viêm phù nề miệng nối mà miệng nối lại hẹp. Nếu muộn hơn phải nghĩ tới do hẹp miệng nối thực thụ hay dính mà nên.

  • Điều trị:
  • Truyền dịch, kháng sinh, trợ sức.
  • Hút dịch dạ dày hàng ngày.
  • Nếu không có kết quả phải mổ lại để giải quyết nguyên nhân.

1.3. Xì rò miệng nối

  • Nguyên nhân:
  • Do kỹ thuật khâu nối ruột, miệng nối không khép kín.
  • Thiếu máu cục bộ ở miệng nối do thắt mạch hoặc kỹ thuật khâu nối.
  • Tình trạng toàn thân không tốt, thiểu dưỡng, suy kiệt.
  • Nhiễm khuẩn nặng sau mổ: áp xe dưới cơ hoành...
  • Triệu chứng:
  • Bệnh nhân đau bụng, có phản ứng phúc mạc, co cứng thành bụng.
  • Có hội chứng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, vẻ mặt phờ phạc.
  • Mạch nhanh.
  • Bạch cầu tăng cao trong máu.
  • Điều trị:
  • Mức độ nhẹ: nhịn ăn, truyền dịch, kháng sinh, bổ sung đạm, máu.
  • Mức độ nặng phải mổ, lau rửa khoang phúc mạc, kiểm tra và xử trí vị trí dò.

Nếu dịch vẫn đỏ máu thì phải mổ lại để cầm máu
Nếu dịch vẫn đỏ máu thì phải mổ lại để cầm máu

2. Biến chứng muộn của khâu nối ruột

Viêm - loét miệng nối

Sau khi khâu nối ruột, bạn xuất hiện từng đợt đau âm ỉ, buồn nôn hoặc sau ăn một loại thức ăn nào đó, đau có tính chất bỏng rát tăng lên. Dùng kháng sinh thì hết đau. Nếu viêm tái diễn nhiều lần sẽ dẫn tới loét.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Văn Quân đã có hơn 10 kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Ngoại Tiêu Hóa Tổng Hợp chuyên khám và điều trị bệnh lý ngoại khoa của đường tiêu hóa, gan, mật, tụy và các bệnh lý của phúc mạc ổ bụng, thành bụng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe