Chín mé là bệnh ngoài da hay gặp. Thông thường, hay xuất hiện chín mé ở tay, chân. Bệnh chín mé nếu không được xử trí đúng cách, người bệnh không chú ý giữ vệ sinh, có thể gây biến chứng.
1. Chín mé ở tay, chân do đâu mà có?
Chín mé là bệnh ở đầu ngón tay, ngón chân bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng gây ra. Khi bị trầy, xước, rách vết da nhỏ, đặc biệt ở những người thường đổ mồ hôi nhiều, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các vết xước này dễ dàng, sinh sôi và phát triển, gây nhiễm trùng.
Do vết xước thường là vết thương nhỏ nên người bệnh hay chủ quan, không điều trị. Thông thường, người bị chín mé ít khi được điều trị khi tổn thương ở giai đoạn nhẹ, đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, chín mé mưng mủ thì người bệnh mới khám và điều trị. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng chín mé nếu không được điều trị kịp thời.
2. Chín mé phát triển như thế nào?
Ban đầu, chín mé xuất hiện trong khoảng từ 1 - 3 ngày sau khi đầu ngón tay, ngón chân có vết xước và vi khuẩn xâm nhập vào. Ở giai đoạn này, chín mé có triệu chứng là sưng, đỏ, gây nhức, ngứa, khiến người bệnh khó chịu, không thể cử động ngón tay, ngón chân.
Khoảng 4 - 7 ngày tiếp theo, chín mé bắt đầu lan tỏa rộng ra xung quanh ngón tay, ngón chân. Lúc này, chín mé gây đau nhức và căng tức, có thể cảm nhận tình vùng bị tổn thương đau và giật theo từng nhịp đập. Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ do nhiễm trùng.
3. Phân biệt chín mé với bệnh da liễu khác
Chín mé cần được phân biệt với các bệnh da liễu ở đầu ngón tay, ngón chân khác như:
- Tổ đỉa: bệnh thường gây ngứa, có thể sưng nhẹ, nhưng ít khi gây đau.
- Viêm cấp quanh móng: bệnh gây sưng, đau nhức và có thể mưng mủ.
- Chín mé do ung thư hắc tố: bệnh thường xuất hiện ở ngón cái, có màu đen, gây sưng, khiến người bệnh bị mất móng.
Thông thường, bệnh chín mé là do virus Herpes gây ra trong khoảng 2 - 20 ngày. Cần nhận biết triệu chứng cụ thể của chín mé do virus Herpes để phân biệt với các bệnh da liễu nêu trên để điều trị đúng cách. Cụ thể:
- Khi bị nhiễm, đầu ngón tay có cảm giác đau và rát như bị chích.
- Sau đó, chỗ tổn thương bắt đầu sưng, tấy đỏ, mụn nước nổi lên trên vùng da bị đỏ. Giai đoạn này có thể kéo dài đến 7 - 10 ngày.
- Mụn nước vỡ cho thấy dịch trong suốt, hoặc đục, cũng có thể có máu.
- Sau khi gây nhiễm trùng, virus Herpes xâm nhập vào đầu dây thần kinh cảm giác ở da và đi đến các tế bào Schwann, hạch thần kinh ngoại vi chờ điều kiện thuận lợi để di chuyển ra da và gây bệnh.
4. Biến chứng chín mé
Trong khoảng 7 - 10 ngày đầu sau khi chín mé xuất hiện, tổn thương có thể chuyển sang giai đoạn mưng mủ. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời bằng cách rạch để thoát lưu mủ, hoặc rạch nhưng không đủ độ sâu để mủ có thể được dẫn lưu hết ra bên ngoài, chín mé có thể gây ra các biến chứng:
Với những biến chứng nêu trên, chín mé có thể khiến xương bị viêm, làm sưng, đau, tấy đỏ, để lâu gây ra lỗ rò. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để kiểm tra và xem xét biến chứng.
Lúc này, hình ảnh X-quang cho thấy tình trạng viêm xương với mảnh vụn xương bị rớt ra. Để điều trị, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để lấy xương ra. Biến chứng này có thể khiến người bệnh phải mất đi đốt xương, ảnh hưởng đến chức năng tổng thể của bàn tay.
5. Bị chín mé ở tay nên làm gì?
Khi bị chín mé ở tay hoặc chân, trước tiên, người bệnh cần phải giữ cho chỗ bị chín mé không bị nhiễm trùng thêm, bằng cách rửa, vệ sinh vết thương với thuốc tím pha loãng, lau khô và bôi kháng sinh.
Nếu chín mé đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, người bệnh cần được rạch vết thương để làm thoát mủ và chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng sinh.
Để phòng ngừa chín mé ở tay, chân cần luôn giữ gìn vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ. Tránh ngâm nước hoặc để bụi bẩn bám dính vào tay chân, tạo điều kiện để virus, vi khuẩn gây bệnh chín mé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.