Người mắc viêm gan C nên ăn những loại thực phẩm lành mạnh. Điều này không chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh mà còn hỗ trợ duy trì sức khỏe của lá gan. Do đó, người bệnh cần chú ý đến việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin, tinh bột và protein, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Viêm gan C là bệnh gì?
Viêm gan C là một bệnh lý nhiễm trùng do virus HCV tấn công vào gan khiến các tế bào gan bị viêm, làm rối loạn chức năng của gan. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ gây ra những tổn thương không hồi phục trong mô gan, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như ung thư gan và xơ gan.
2. Viêm gan C nên ăn gì?
2.1 Thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất
Các thực phẩm dưới đây sẽ giúp người bệnh viêm gan C bổ sung vitamin và khoáng chất một cách dễ dàng, bao gồm:
- Các loại rau củ quả: Người mắc viêm gan C nên ăn nhiều rau củ quả. Hằng ngày, người bệnh cần tiêu thụ ít nhất một loại rau xanh đậm và một loại rau có màu cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ...
- Trái cây tươi chứa nhiều vitamin có lợi: Táo, củ cải đen, củ cải đường, cần tây, atisô, anh đào, bưởi, củ cải vàng, rau diếp xoăn, hành, tỏi, rau xà lách xoăn, cải cay, quả quất, chanh, quả mộc qua, nho…là những loại trái cây mà người bệnh viêm gan C nên ăn.
- Các loại hạt: Hạt điều, hạnh nhân, óc chó,...
Vitamin và khoáng chất không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ giải độc gan và cơ thể. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, người bệnh viêm gan C sẽ ngăn chặn được các tác nhân gây hại, giúp loại bỏ virus nhanh chóng hơn.
2.2 Thực phẩm chứa đạm (protein)
Các loại thực phẩm như trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt gà, thịt thăn lợn, thịt bò và các loại đậu… chứa nhiều chất đạm (protein). Vì vậy, những người bị viêm gan C cần đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể hàng ngày.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm thuộc nhóm đạm, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, một số loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh và thức ăn để lâu cũng cần phải tránh sử dụng.
Chất đạm giữ vai trò thiết yếu trong việc hồi phục tế bào gan, duy trì cơ bắp và hỗ trợ các hoạt động sống hàng ngày.
2.3 Chất xơ
Không chỉ có khả năng ngăn ngừa ung thư và béo phì mà chất xơ còn giúp giảm thiểu mỡ máu và sỏi thận, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa cho bệnh nhân viêm gan C. Do đó, người bệnh nên chú ý bổ sung đủ lượng chất xơ hàng ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà người mắc viêm gan C nên ăn là: bơ, chuối, táo và rau bina. Hằng ngày, người bệnh cần nhớ cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
2.4 Thực phẩm thuộc nhóm chất béo
Khi được chẩn đoán viêm gan C, nhiều người thường bắt đầu thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, trong đó hoàn toàn loại bỏ chất béo. Tuy nhiên, đây là một sai lầm trong quá trình điều trị viêm gan C.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng người bệnh viêm gan c nên ăn đủ lượng chất béo cho cơ thể. Chất béo không chỉ giúp cơ thể hấp thu vitamin và khoáng chất mà còn tham gia vào quá trình tái tạo tế bào, từ đó củng cố hệ miễn dịch.
Người bệnh viêm gan C nên tiêu thụ một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm: hạt óc chó, hạnh nhân, sữa, sữa chua, cá, dầu ô liu và dầu dừa…
Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm thuộc nhóm chất béo đều có thể được đưa vào cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa nên tránh tiêu thụ vì sẽ làm tăng áp lực lên gan.
2.5 Nhóm tinh bột
Người mắc viêm gan C nên ăn các thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như cơm, bánh mì, bún... một cách hợp lý, dựa trên thể trạng từng người. Nhóm thực phẩm tinh bột này giúp gan tích trữ năng lượng mà cơ thể thường mất trong các hoạt động hàng ngày.
Việc hoàn toàn loại bỏ tinh bột khỏi chế độ ăn uống sẽ khiến gan thiếu hụt nguồn dự trữ, khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm có lợi mà bệnh viêm gan C nên ăn, người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm gây hại như:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, dầu mỡ, mỡ oxy hóa, bơ...
- Tránh đồ ngọt như đường mía, bột, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều sữa.
- Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
- Đồ ăn cay nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi,...
- Hải sản.
- Cà phê hay nước uống chứa caffeine.
Người mắc viêm gan C sẽ cải thiện được triệu chứng và giảm thiểu tổn thương gan nếu tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý. Vì vậy, việc cân bằng dinh dưỡng và bổ sung các thực phẩm lành mạnh là rất quan trọng, giúp gan thải độc và nâng cao hệ miễn dịch.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp các gói Sàng lọc Gan mật, cho phép phát hiện sớm Viêm gan C ngay cả khi chưa có triệu chứng. Thêm vào đó, Gói sàng lọc gan mật toàn diện hỗ trợ khách hàng:
- Kiểm tra chức năng gan qua xét nghiệm men gan;
- Đánh giá hoạt động của mật và dinh dưỡng lòng mạch;
- Tầm soát ung thư gan sớm;
- Thực hiện các xét nghiệm như tổng phân tích tế bào máu, kiểm tra khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B, C;
- Đánh giá hình ảnh gan mật bằng siêu âm và phát hiện các bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng đến gan;
- Phân tích chi tiết các chỉ số đánh giá chức năng gan mật thông qua các xét nghiệm, cận lâm sàng, phát hiện sớm ung thư gan mật và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến gan.
Thêm vào đó, khi sử dụng dịch vụ tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn từ đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lối sống để giữ lá gan khỏe mạnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.