Bí tắc tiểu sau sinh có nguy hiểm không?

Bí tiểu là tình trạng rất hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Nó gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày cho người mắc phải. Tuy là một tình trạng bệnh phổ biến nhưng nhiều người vẫn không biết rõ bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không.

1. Bí tiểu sau sinh là gì?

Bí tiểu sau sinh là tình trạng rối loạn đường tiểu sau khi sinh. Đây là tình trạng, người bệnh bị mất khả năng làm rỗng bàng quang khi đầy, vì vậy thường có cảm giác mót tiểu nhưng không tiểu được. Hiện nay có khoảng 13,5% phụ nữ sau sinh bị bí tiểu.

2. Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không?

Bí tiểu sau sinh là tình trạng rất phổ biến. Nó không gây nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu về vận động và cảm giác. Chính vì vậy, tình trạng này gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của các bà mẹ.

3. Biểu hiện lâm sàng của bí tiểu sau sinh

Biểu hiện lâm sàng của bí tiểu sau sinh là các bà mẹ sau khi sinh 3-4 giờ trở đi có xuất hiện cảm giác mắc đi tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Khi bác sĩ thăm khám có thể thấy bụng mềm, vùng dưới rốn có khối tử cung co hồi tốt và cầu bàng quang. Khi ấn vào thì có cảm giác căng tức.

Ngoài ra, sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu bằng nhiều phương pháp như: ngồi theo tư thế tự nhiên, chườm ấm và mở vòi nước cho chảy từ từ nhưng các sản phụ vẫn không tự đi tiểu được, cảm giác căng tức, khó chịu ngày càng tăng thì cần báo ngay với bác sĩ để được can thiệp và xử trí.


Bí tiểu sau sinh là tình trạng rối loạn đường tiểu sau khi sinh
Bí tiểu sau sinh là tình trạng rối loạn đường tiểu sau khi sinh

4. Nguyên nhân bí tiểu sau khi sinh

Nguyên nhân gây bí tiểu sau sinh như sau:

4.1. Với phụ nữ đẻ thường

Khi chuyển dạ, đầu thai nhi xuống thấp, đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu, làm bàng quang căng giãn. Khi giãn nhiều sẽ làm mất trương lực và làm co thắt cơ cổ bàng quang.

Một nguyên nhân gây bí tiểu sau sinh nữa đó là, nhiều trường hợp phải cắt tầng sinh môn trong lúc sinh để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng hơn. Sau khi khâu vết cắt lại, vết thương sẽ sưng phù nên các sản phụ có cảm giác đau đớn nên không dám rặn khi đi tiểu. Khi rặn tiểu sẽ làm giãn vết mổ làm tình trạng đau nặng hơn.

Khi sản phụ bị bí tiểu lâu sẽ được tiến hành thủ thuật thông tiểu. Thủ thuật này nếu được thực hiện nhiều lần gây viêm bàng quang, chính vì vậy mà các triệu chứng bí tiểu ngày càng nặng hơn.

XEM THÊM: Vì sao bạn bị bí tiểu sau sinh mổ?

4.2. Với phụ nữ đẻ mổ

Phụ nữ đẻ mổ thường được tiêm thuốc gây tê trước khi mổ lấy thai nhi. Sau khi tiến hành thủ thuật, thuốc tê vẫn còn đọng lại và phải mất 8 giờ sau mới có thể hết tác dụng. Chính vì vậy, người mẹ cần chờ cho thuốc gây tê hết tác dụng thì mới có thể đi tiểu trở lại.

Trong quá trình mổ lấy thai, do tác động lên cơ thể mà có thể gây dập bàng quang. Điều này dẫn đến hệ quả là liệt bàng quang và gây bí tiểu sau khi sinh.

Ngoài ra, tắc tiểu sau sinh có thể xảy ra do tổn thương thần kinh chậu trong quá trình sinh.

Nguy cơ bí tiểu tăng lên khi:

5. Điều trị bí tiểu sau khi sinh

Sau sinh 8 giờ, nếu sản phụ vẫn chưa tiểu được thì có thể phải đặt lại sonde tiểu.

5.1. Nguyên tắc điều trị

  • Tập đi tiểu.
  • Dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng.
  • Dùng kháng viêm để chống phù nề gây chèn ép cổ bàng quang.
  • Dùng biện pháp hỗ trợ tăng trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Bí tiểu sau sinh dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang
Bí tiểu sau sinh dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang

5.2. Quy trình điều trị

  • Tập đi tiểu: tập cho bệnh nhân đi tiểu theo tư thế tự nhiên. Ở những sản phụ có khâu tầng sinh môn cần tránh tình trạng nhịn tiểu do đau.
  • Thông tiểu: nếu sản phụ tập đi tiểu mà vẫn không tiểu được thì cần đặt sonde tiểu và lưu trong 24 giờ. Tiến hành tháo kẹp 3 – 4 giờ/lần và tạo lại phản xạ đi tiểu. Mỗi lúc tháo kẹp, người mẹ phải tập rặn tiểu qua sonde. Nếu đi tiểu qua sonde được thì mổ rút sonde.

5.3. Sử dụng thuốc

  • Cho người bệnh sử dụng các thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Các loại thuốc thường được chỉ định là cephalexin, doncef, augmentin.
  • Cho người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm để chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang. Các thuốc chống phù nề thường dùng như: alphachymotrypsin, buscopan...
  • Các thuốc giúp hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang thường dùng là prostigmin hay xatral.

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm vitamin B1, B6 và B12 theo đường uống nhằm nâng cao sức khỏe cho sản phụ.

Ngoài các biện pháp y học hiện đại, có thể điều trị bí tiểu sau khi sinh bằng các phương pháp y học cổ truyền. Với tình trạng bí tiểu thường không điều trị bằng thuốc mà có thể dùng các thủ thuật như châm cứu, nhĩ châm... Bên cạnh đó, còn có thể kết hợp thêm một số bài thuốc để tăng hiệu quả điều trị.

6. Cách phòng tránh bí tiểu sau sinh

Để phòng tránh tình trạng tắc tiểu sau sinh, các sản phụ cần chú ý những điểm sau:

  • Các bà mẹ cần vận động sớm sau sinh.
  • Uống nhiều nước.
  • Không nên nhịn tiểu do đau ở tầng sinh môn.
  • Tập cho các sản phụ đi tiểu theo tư thế tiểu tự nhiên.
  • Vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ và luôn giữ khô vùng âm hộ.
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho phụ nữ sau sinh.

Các sản phụ cần chú ý, nếu đã tiến hành các biện pháp điều trị mà tình trạng vẫn không thuyên giảm hoặc nếu thai phụ đi tiểu thấy đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Bí tiểu sau khi sinh không phải là tình trạng hiếm gặp và không gây nguy hiểm cho sản phụ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những bất tiện ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của các sản phụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe