Một trong những bệnh về xương khớp làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thường ngày của chúng ta phải kể đến đau cơ vai. Các triệu chứng của đau cơ vai như đau nhức ở một bên hoặc có thể là cả hai bên bả vai thường làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu và phiền toái. Không dừng lại ở đó, nếu bệnh này không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Dưới đây là những thông tin bổ ích về đau cơ vai cũng như gợi ý về thuốc hỗ trợ trị căn bệnh này.
1. Đau cơ vai là gì?
Đau nhức cơ vai là triệu chứng xảy ra khá phổ biến. Đau cơ vai là tình trạng bệnh nhân cảm thấy đau ở phía trước, sau hoặc ngay bên trong phần khớp vai do tình trạng co cứng vùng cơ phía sau vai gáy. Cơn đau xuất hiện khi cử động hai cánh tay, vai làm hạn chế các vận động của đầu và cổ. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy nhức phần vai dữ dội, đôi khi chỉ là cảm giác tê cứng bì khi sờ vào, ngứa râm ran hay có cảm giác phần khớp vai bị trượt ra ngoài. Bệnh này có liên quan chặt chẽ đến mạch máu vùng vai gáy và hệ thống cơ xương khớp.
Nếu đau nhức cơ không được điều trị sớm, để lâu ngày sẽ gây cảm giác rất khó chịu. Hơn nữa, nếu duy trì các thói quen sinh hoạt không đúng tư thế hay vận động vai quá mức sẽ khiến vai ngày càng bị tổn thương. Từ đó, bệnh tình cũng trở nên nặng hơn làm giảm hoặc có thể gây mất khả năng vận động của khớp vai trong thời gian dài.
2. 5 nguyên nhân chính gây đau nhức cơ vai.
2.1. Trật khớp vai
Đây là triệu chứng thường gặp do va đập hay vận động mạnh gây ra chấn thương. Trật khớp vai sẽ gây ra các cơn đau nhói ở vai và lan rộng xuống phần cánh tay. Trật khớp không chỉ. Gây đau nhức cơ vai mà còn có thể để lại biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
2.2. Rách cơ vai
Rách cơ vai thường xảy ra ở người lớn tuổi hoặc do bệnh nhân bị các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại. Từ đó, gây đau ở vùng bả vai lan rộng lên cổ và xuống phần cánh tay nhưng không tới khuỷu tay. Cơn đau xuất hiện rõ khi nằm nghiêng một bên phần vai đau và đặc biệt khi nâng tay cao hơn đầu.
2.3. Viêm gân chóp xoay vai
Khi cơ quay khớp vai gặp phải chấn thương toàn bộ hay một phần dây chằng sẽ gây ra viêm gân chóp xoay. Bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi bị thoái hoá gân. Các triệu chứng thông thường sẽ là đau vai ở mức độ nhẹ khi vận động, sưng và đau ở phía trên khớp vai, khi hoạt động khớp vai sẽ xuất hiện âm thanh nhỏ, lách tách.
2.4. Viêm khớp dạng thấp (RA)
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khớp do tự miễn mãn tính gây ra. Bệnh này sẽ gây sưng, nóng và đau tại các khớp kéo dài. Cơn đau viêm khớp thường kéo dài cả ngày lẫn đêm.
2.5. Viêm bao hoạt dịch khớp
Viêm bao hoạt dịch khớp là tình trạng sưng, gây viêm túi chứa dịch lỏng khớp. Bao hoạt dịch thường nằm ở những vị trí xung quanh vùng vai, khuỷu tay,...Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức cơ vai và gây mất linh hoạt của xương khớp.
Ngoài 5 nguyên nhân chính trên, đau nhức cơ vai còn đến từ những vận động thường ngày như khuân vác nặng, làm việc nhiều quá mức, chơi thể thao sai tư thế hay va chạm,... dẫn đến giãn dây chằng. Bên cạnh đó, áp lực công việc gây mệt mỏi, căng thẳng kéo dài cũng gián tiếp gây đau cơ vai.
3. Nên làm gì khi đau nhức cơ vai?
3.1. Đến bác sĩ kiểm tra
Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, việc đầu tiên cần làm đó là bạn nên đi đến bệnh bệnh để được chụp MRI, X-quang,...để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất từ bác sĩ chuyên khoa.
3.2.Chườm lạnh
Nếu bạn được chẩn đoán đau vai do chấn thương, bạn nên chườm đá trong những ngày đầu ở vùng vai bị thương từ 15 đến 20 phút. Chườm nhiều lần cách nhau khoảng 3 giờ. Điều này sẽ giúp bạn giảm sưng tấy và giảm đau vai khá hiệu quả đối với những chấn thương nhẹ.
3.3.Cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt mà còn phòng ngừa nhiều bệnh khác, duy trì sức khỏe. Bạn nên bổ sung vitamin, canxi và khoáng chất thường xuyên để tăng cường độ dẻo dai cho xương, phòng ngừa thoái hoá và các bệnh về xương khớp.
3.4. Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao luôn là “cặp đôi” song hành với nhau có ích cho sức khỏe. Bạn nên tập luyện thường xuyên và tập luyện một đúng cách để tránh những tác dụng ngược lại. Đối với những ai đã xuất hiện triệu chứng của đau cơ vai, cần lưu ý vận động nhẹ nhàng hơn đặc biệt là khi cử động vai. Bên cạnh đó, cần massage nhẹ ở vùng vai gáy, cổ sau mỗi giờ ngồi làm việc để giảm nhức mỏi.
3.5. Phương pháp vật lý trị liệu
Bạn nên sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu theo bài tập của các bác sĩ hay chuyên gia. Họ sẽ sử dụng các phương pháp như xoa bóp, nhiệt, xung,... nhằm giảm đau nhức cơ vai. Bên cạnh đó, các bài tập luyện kéo giãn cơ vai cũng góp phần phòng tránh đau xương khớp và giảm đau nhức cơ.
3.6. Sử dụng thuốc giảm đau cơ vai
Bạn có thể giảm đau nhức cơ thông qua việc uống thuốc theo đơn được kê từ bác sĩ. Lưu ý sử dụng đúng liều lượng được cho. Nếu dùng quá liều, thuốc có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến thận và gây xuất huyết tiêu hoá.
4. Không nên làm gì khi bị đau cơ vai?
Khi xuất hiện các triệu chứng của đau cơ vai, bạn nên tránh vận động mạnh, lao động quá sức hay khuân vác quá nặng. Bên cạnh đó, bạn cần tránh các thực phẩm gây hại đến xương khớp. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng cảm giác đau nhức như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và đặc biệt là rượu bia. Tránh các vận động sai tư thế, điều chỉnh tư thế đứng, ngồi, không khom lưng quá lâu. Nhưng cũng đừng vì thế mà bỏ vận động ở vùng bị vai bị đau, bạn cần vận động vùng vai một cách nhẹ nhàng để tránh đau cứng khớp vai.
5. Đau cơ vai uống thuốc gì?
Tình trạng đau nhức cơ vai ở mức độ vừa phải có thể được cải thiện bởi những loại thuốc giảm đau cơ vai như: Naproxen, Paracetamol (Acetaminophen), thuốc Ibuprofen chống viêm. Bên cạnh đó còn có thuốc giãn cơ đau vai gáy như Myonal 50mg, Decontractyl, Diazepam 5mg ...Đối với người mắc bệnh rối loạn khớp vai mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc gây tê hay corticosteroid nhằm giảm đau nhức khớp. Ngoài những loại thuốc trên, Hapacol 650 cũng là loại thuốc được nhiều người lựa chọn điều trị giảm đau cơ vai hiệu quả.
Hapacol 650 được kết hợp giữa Caffeine và Paracetamol thuộc nhóm thuốc không kê đơn giúp giảm đau nhức hai bên vai. Nó được tin dùng do tính lành đối với hệ tim mạch cũng như hệ hô hấp, không gây kích ứng và chảy máu dạ dày. Sỡ dĩ làm được điều này bởi các thành phần của thuốc này sẽ được hấp thụ nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá sau đó được chuyển quá ở gan và thải trừ qua thận. Hapacol 650 giúp bệnh nhân cảm thấy dịu hơn các cơn đau nhức cơ, gân hay đau do chấn thương, va chạm. Ngoài ra, nó còn giảm các cơn đau nhức do cảm cúm, viêm xoang gây ra một cách nhanh chóng. Hapacol 650 còn có tác dụng tăng lưu lượng máu ngoại biên, giảm tỏa nhiệt vùng đau nhức, hạ sốt hiệu quả nhờ khả năng tác động lên trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi.
Lưu ý:
- Thuốc được chỉ định đối với người lớn và trẻ em từ 12 trở lên.
- Uống 3 đến 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên và mỗi lần uống cách nhau khoảng 5 giờ.
- Đối với bệnh nhân bị suy thận nặng, các lần uống thuốc cách nhau khoảng 8 giờ.
- Các vitamin nhóm 3B bao gồm vitamin B1, B6, B12 dạng tiêm cũng có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh.
Đau cơ vai diễn ra khá phổ biến và gây khó chịu, đau nhức kéo dài. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.