Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính thường diễn ra âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Tùy theo từng lứa tuổi thì chỉ số huyết áp sẽ có ngưỡng khác nhau, đặc biệt ở những đối tượng hay sử dụng các loại thực phẩm ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ... thì càng phải thường xuyên theo dõi. Một số người cho rằng cao huyết áp có uống omega 3 6 9 có thể giúp đẩy lùi tình trạng bệnh và phòng biến chứng.
1. Huyết áp cao và acid béo omega 3
Cao huyết áp thường diễn ra một cách âm thầm mà không có triệu chứng rõ ràng. Khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh có nguy cơ tăng huyết áp. Tùy thuộc vào lứa tuổi thì các chỉ số huyết áp sẽ có ngưỡng khác nhau. Đặc biệt với các đối tượng sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, hoặc thực phẩm có hàm lượng muối cao... thì cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện bất thường của huyết áp. Từ đó có phương án cải thiện phù hợp.
Một trong những phương pháp tốt giúp cải thiện và kiểm soát tình trạng huyết áp của người bệnh chính là xây dựng chế độ ăn lành mạnh cùng kết hợp với các biện pháp hỗ trợ và điều trị hiệu quả.
Lợi ích của acid béo omega 3 với hàm lượng bao gồm acid docosahexaenoic và acid eicosapentaenoic thường tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích.... Những acid này được xem như chất béo tốt mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Hơn nữa acid béo omega 3 còn mang lại những lợi ích cho tim, não, phổi và tuần hoàn.
Hiện nay mọi người hay sử dụng kết hợp cả hai loai acid này trong các thực phẩm bổ sung cho cơ thể để nâng cao sức khỏe.
2. Cao huyết áp có uống omega 3 được không?
Khá nhiều người bệnh thắc mắc khi sử dụng omega 3 để cải thiện tình trạng huyết áp. Vậy hợp chất acid béo này có thực sự tác dụng với những trường hợp bệnh lý này không?
Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ cho biết, một người khỏe mạnh cần cung cấp khoảng 1.1 đến 1.6 gam acid béo omega 3 mỗi ngày. Và hàm lượng này có thể còn thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Trong một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội tim mạch mỹ cho thấy, một người trưởng thành trung bình có thể giảm huyết áp khi tiêu thụ 3 gam acid béo không no này mỗi ngày. Kết quả của 71 thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu được công bố với khoảng thời gian dài từ 1987 đến 2020 để kiểm tra mối quan hệ giữa huyết áp và acid béo omega 3 ở những người từ 18 tuổi trở lên co shocj không mắc bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh rối loạn cholesterol. Số lượng người tham gia trong nghiên cứu này là 5000 người với tuổi từ 22 đến 86 tuổi được bổ sung acid béo này trong chế độ ăn trong khoảng thời gian là 10 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với những người không sử dụng acid béo omega 3, những người sử dụng loại acid này với hàm lượng từ 2 đến 3 gam mỗi ngày có thể làm giảm chỉ số huyết áp một cách đáng kể.
Omega 3 có thể khá tốt cho những người mắc bệnh tim mạch. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyến cáo cho khẩu phần ăn là cá nên thực hiện hai lần mỗi tuần với khối lượng từ 84.9 đến 1132, gam, đặc biệt nên lựa chọn các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá trích....
Những nghiên cứu này có cơ sở dữ liệu ủng hộ hướng dẫn của cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ về lợi ích của acid béo omega 3 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vàng bằng cách giảm huyết áp đặc biệt ở những trường hợp được chẩn đoán là tăng huyết áp.
Một số lợi ích của omega 3 trong cải thiện chỉ số huyết áp:
- Acid béo omega 3 làm giảm nồng độ triglyceride-một dạng chất béo. Nếu chỉ số này quá lớn có nghĩ sẽ tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tắc hẹp động mạch vành, cao huyết áp, béo phì, đau tim, đột quỵ não... Theo kết quả của các nghiên cứu khi thực hiện bổ sung acid béo omega 3 thì giúp giảm 20 đến 30% nồng độ triglyceride trong máu từ đó làm giảm chỉ số mỡ máu khiến cho tình trạng bị tích tụ và lắng đọng thành các mảng bám sẽ giảm đi. Thành mạch sẽ được thông thoáng giúp máu lưu thông dễ dàng, áp lực thành mạch cũng giảm, và cải thiện được tình trạng tăng huyết áp.
- Tăng HDL-C và loại bỏ LDL-C: Có hai loại cholesterol là HDL-C có tác dụng giúp bảo vệ thành mạch khỏi tác nhân gây ra xơ vữa động mạch, LDL-C có nồng độ quá cao sẽ khiến hình thành quá trình lắng đọng ở thành mạch và làm hình thành các mảng xơ vữa gây nên hẹp hoặc tắc mạch.
- Theo thông báo của Hiệp hội tim mạch Mỹ các HDL-C có khả năng quét sạch LDL-C đồng thời mang những chất này ra khỏi động mạch, đưa tới gan để phá hủy và những chất này được đào thải ra khỏi cơ thể.
- Trong một thí nghiệm được thực hiện với thời gian 12 tuần thì nhóm người sử dụng acid béo omega 3 kết hợp với hoạt động luyện tập có thể tăng chỉ số oHDC 11.6% trong khi nhóm người chỉ sử dụng acid béo omega 3 chỉ tăng 10%.
- Vì vậy việc bổ sung acid béo omega 3 có thể góp phần giúp làm giảm cholesterol có hại và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.
- Giảm tình trạng kết dính tiểu cầu: Đây được biết đến là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch. Acid béo omega 3 có tác dụng tăng cường sản xuất prostaglandin - acid béo bão hòa có tác dụng làm giãn mạch và ức chế sự hình thành lắng đọng tiểu cầu và hạ huyết áp.
Mặc dù vậy khi sử dụng omega 3 có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh. Nêu cần lưu ý:
- Theo Viện Y tế quốc gia Hoa kỳ acid béo omega 3 có thể an toàn với nhiều người khi sử dụng với hàm lượng dưới 3 gam/ngày. Đồng thời tổ chức này cũng cảnh báo rằng, nếu người bệnh sử dụng liều lượng lớn hơn so sovi khuyến cáo thì có thể ức chế quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng đột quỵ.
- Acid béo omega 3 được sử dụng thận trọng với sự giám sát của cán bộ y tế, đặc biệt ở những người có các biểu hiện như bầm tím, rối loạn chảy máu, hoặc sử dụng một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu như Warfarin, aspirin, vitamin E...
- Sử dụng acid béo omega 3 liều cao có thể làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể từ đó dẫn đến giảm khả năng chống lại nhiễm trùng
- Sử dụng acid béo omega 3 có thể gây ra một số tác dụng như tăng huyết áp, hôi miệng, trào ngược dạ dày, tá tràng, ợ chua, buồn nôn, ngộ độc vitamin A, mất ngủ, tiêu chảy, huyết áp hạ thấp.
Một số thực phẩm chức năng bổ sung có chứa thành phần omega 3 với nhiều hàm lượng khác nhau và được ghi rõ trong nhãn hàng của sản phẩm. Như vậy những người mắc bệnh cao huyết áp có thể sử dụng loại acid béo này với lượng vừa đủ, để có thể tránh được các tác dụng phụ khó lường.
Mặc dù các khuyến cáo khác nhau nhưng liều sử dụng acid béo omega 3 từ 250 đến 500 mg hỗn hợp EPA và DHA là hai dạng chủ yếu của acid béo omega 3. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác của người bệnh. Bên cạnh đó nên thực hiện thay đổi lối sống cũng như xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Khi tuân thủ được chỉ định của bác sĩ thì quá trình điều trị tăng huyết áp sẽ đỡ áp lực và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên mỗi loại thuốc có thể chỉ tác động vào một cơ chế gây ra tình trạng cao huyết áp nên sử dụng lâu có thể gây ra nhờ thuốc và dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.