Bệnh ung thư vú có di truyền không?

Bệnh ung thư vú có di truyền không là thắc mắc của nhiều gia đình. Nếu trong gia đình người bệnh có tiền sử rõ ràng về ung thư vú hoặc các loại ung thư khác, bác sĩ có thể đề xuất thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện các biến đổi đặc biệt trong BRCA hoặc các gen khác có tính di truyền. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé. 

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Minh Thuyên - Bác sĩ Giải phẫu bệnh, Khoa giải phẫu bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Bệnh ung thư vú có di truyền không?

Khoảng 5-10% bệnh nhân ung thư vú được ước tính có liên quan đến các đột biến gen được di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình. Một số gen đột biến di truyền có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư vú đã được xác định, trong đó nổi bật nhất là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2), cả hai đều gây tăng nguy cơ mắc cả ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Nếu người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc bất kỳ loại ung thư nào khác trong gia đình, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm máu để phát hiện các đột biến cụ thể trong BRCA hoặc các gen khác để xem ung thư vú có di truyền không.

Do đó, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao nếu mang gen BRCA. Ngoài hai loại gen này, còn có các loại gen khác như ATM, PALB2, CHEK2,... cũng có thể liên quan đến bệnh ung thư vú.

Mọi người có thể xem xét việc tham khảo bác sĩ để được giới thiệu đến một chuyên gia di truyền, chuyên gia này có thể đánh giá tiền sử sức khỏe gia đình. Chuyên gia di truyền cũng có thể thảo luận về lợi ích, rủi ro và giới hạn của xét nghiệm di truyền để hỗ trợ mọi người trong quá trình ra quyết định. 

Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân dẫn tới ung thư vú.
Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân dẫn tới ung thư vú.

2 . Những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư vú

Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú là mọi yếu tố nào làm cho mọi người dễ mắc ung thư vú hơn. Tuy nhiên, có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ của ung thư vú không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ mắc phải căn bệnh này, trong khi đó, có nhiều phụ nữ mắc ung thư vú lại không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.

Các yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú, bao gồm ung thư vú có di truyền không sẽ được trả lời dưới đây:

  • Giới tính: Phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư vú nhiều hơn nam giới.
  • Tuổi: Nguy cơ mắc ung thư vú tăng dần theo tuổi.
  • Tiền sử cá nhân về tổn thương vú: Một người đã từng ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS) hoặc tăng sản không điển hình (ADH) trong kết quả sinh thiết vú, có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
  • Tiền sử cá nhân về ung thư vú: Người bệnh từng mắc ung thư vú một bên, nguy cơ mắc ung thư ở vú còn lại sẽ tăng.
  • Tiền sử gia đình về ung thư vú: Nếu một trong các thành viên trong gia đình như mẹ, chị em hoặc con gái được chẩn đoán mắc ung thư vú, đặc biệt là ở tuổi trẻ, nguy cơ mắc ung thư vú sẽ tăng. Tuy nhiên, hầu hết những người bị ung thư vú không có tiền sử gia đình về căn bệnh này.
  • Gen di truyền: Với thắc mắc ung thư vú có di truyền không, các chuyên gia cho biết một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và có thể được kế thừa từ cha mẹ sang con cái. BRCA1 và BRCA2 là hai trong số những gen được biết đến nhiều nhất trong việc làm tăng nguy cơ ung thư vú và các loại ung thư khác.
  • Phơi nhiễm tia xạ ở vùng ngực khi còn nhỏ.  
  • Béo phì.
  • Dậy thì trước 12 tuổi.
  • Bắt đầu mãn kinh khi lớn tuổi, nguy cơ ung thư vú có thể tăng lên.
  • Sinh con đầu lòng sau 30 tuổi.
  • Phụ nữ chưa từng mang thai cũng có nguy cơ ung thư vú cao hơn những người đã từng mang thai một hoặc nhiều lần.
  • Sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh: Sử dụng thuốc nội tiết tố kết hợp estrogen và progesterone để điều trị các triệu chứng mãn kinh cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ ung thư vú sẽ giảm khi dừng sử dụng các loại thuốc này.
  • Tiêu thụ rượu cũng được liên kết với sự gia tăng nguy cơ ung thư vú. 
Với thắc mắc ung thư vú có di truyền không, các chuyên gia cho biết một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Với thắc mắc ung thư vú có di truyền không, các chuyên gia cho biết một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

3. Phòng ngừa ung thư vú

Nguy cơ mắc ung thư vú cho nhóm phụ nữ ở mức nguy cơ trung bình có thể giảm thông qua việc thay đổi lối sống hàng ngày, bao gồm:

  • Thảo luận về sàng lọc ung thư vú với bác sĩ: Khi bắt đầu quá trình kiểm tra và sàng lọc ung thư vú, như khám vú lâm sàng và chụp nhũ ảnh. Mọi người nên thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ về lợi ích và rủi ro của quá trình này. Cùng với đó, bác sĩ có thể đưa ra quyết định về chiến lược sàng lọc phù hợp và giải đáp về nguy cơ ung thư vú có di truyền không.
  • Tự kiểm tra vú định kỳ: Tự kiểm tra ngực định kỳ và nếu phát hiện bất kỳ thay đổi nào như khối u hoặc dấu hiệu khác bất thường, mọi người hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.  
  • Hạn chế uống rượu: Nếu cần uống, người bệnh nên giới hạn lượng rượu không quá một ly mỗi ngày.
  • Tập thể dục đều đặn: Đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần. Nếu không thường xuyên tập luyện, mọi người hãy thảo luận với bác sĩ và bắt đầu từ những hoạt động dần dần. 

Trắc nghiệm: Những lầm tưởng và sự thật về ung thư vú

Ung thư vú có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nữ giới khiến họ rất lo sợ bản thân mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, không ít chị em có những hiểu biết thái quá về ung thư vú. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn loại bỏ được những nghi ngờ không đúng về căn bệnh này.

Bài dịch từ: webmd.com

Tập thể dục là biện pháp phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.
Tập thể dục là biện pháp phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.
  • Hạn chế điều trị nội tiết tố sau mãn kinh: Liệu pháp hormone kết hợp có thể tăng nguy cơ ung thư vú, do đó người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của liệu pháp hormone. Đối với những phụ nữ xuất hiện các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc ung thư vú có thể được chấp nhận để giảm nhẹ các triệu chứng đó. Chị em phụ nữ có thể trao đổi với bác sĩ và sử dụng liều điều trị nội tiết tố thấp thất trong khoảng thời gian thấp nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Duy trì cân nặng ổn định: Nếu cân nặng đã ổn định, hãy duy trì nó. Nếu cần giảm cân, mọi người hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để lập kế hoạch giảm cân hiệu quả, có thể giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày và tăng cường hoạt động thể chất.
  • Chọn lựa chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống giàu dầu ô liu và hạt hỗn hợp có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Chế độ ăn nên tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt, chất béo lành mạnh như dầu ô liu, cá thay bơ và thịt đỏ. 
Duy trì cân nặng ổn định để phòng ngừa ung thư vú.
Duy trì cân nặng ổn định để phòng ngừa ung thư vú.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú sớm

Sau một thời gian dài, khối u mới hình thành và phát triển trong vùng vú. Trong giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh thường mơ hồ và khó phát hiện. Dưới đây là những dấu hiệu cần chú ý để nhận biết bệnh ung thư vú:

  • Cảm giác đau kéo dài hoặc ngắt quãng xuất hiện ở một bên vú, có thể không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thay đổi trong núm vú và vùng da xung quanh. Núm vú có thể bị kéo tụt vào bên trong và vùng da ở bầu vú có thể trở nên sần sùi, nổi mẩn đỏ hoặc căng mọng.
  • Chảy dịch hoặc máu không bình thường từ đầu vú.
  • Khi sờ vào vú hoặc nách, người bệnh có thể cảm nhận được sự di chuyển hoặc cảm giác khối u bất động.
  • Thay đổi về hình dạng và kích thước của bầu vú.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói tầm soát ung thư vú giúp phát hiện sớm bệnh ung thư vú ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Gói tầm soát ung thư vú tại Vinmec dành cho các đối tượng:

  • Khách hàng nữ, trên 40 tuổi.
  • Khách hàng có nhu cầu có thể sàng lọc bệnh lý về ung thư vú
  • Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú như : đau ở vú, có cục u ở vú,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Bài viết tham khảo nguồn: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe