Ung thư tuyến giáp chữa được không là một câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này. Ung thư tuyến giáp, một trong những dạng ung thư nội tiết phổ biến nhất, có tỷ lệ sống sót cao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết trên sẽ giải đáp thắc mắc câu hỏi trên cũng như chia sẻ những thông tin hữu ích về bệnh.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh ung thư tuyến giáp chữa được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Tuyến giáp là cơ quan nội tiết lớn nhất trong cơ thể, chịu trách nhiệm tiết ra các hormon tuyến giáp như thyroxin và triiodothyronine, cùng với các tế bào cạnh nang giáp bài tiết calcitonin. Nằm ở phần trước của khí quản, tuyến giáp bao gồm hai thùy: một bên trái và một bên phải, được kết nối bởi một cầu nối gọi là eo giáp.
Ung thư tuyến giáp, một trong những dạng ung thư tuyến nội tiết thường gặp, phát triển từ sự tăng sinh bất thường của các tế bào trong tuyến giáp. Đây là loại ung thư có tiên lượng khá tốt, thường có khả năng điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp có thể bao gồm đau cổ, khó nuốt, khó thở và ho liên tục. Chính vì vậy, việc nhận diện sớm các dấu hiệu, tiến hành điều trị kịp thời ngay khi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp là rất quan trọng để cải thiện tiên lượng, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư tuyến giáp, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ chính:
- Yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình, có cha mẹ hoặc người thân mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, ung thư tuyến giáp có nguy cơ cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới từ 2 đến 4 lần. Điều này có thể liên quan đến ảnh hưởng của hormon nữ, kích thích sự hình thành nhân ở tuyến giáp và các bướu nhân này có nguy cơ tiếp tục phát triển thành ung thư.
- Bệnh lý tuyến giáp: Những người mắc các bệnh lý tuyến giáp như bướu nhân tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh Basedow hoặc suy giáp có nguy cơ phát triển thành ung thư cao hơn.
- Tiếp xúc với phóng xạ: Phơi nhiễm phóng xạ, dù qua đường tiêu hóa hay hô hấp, có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
- Yếu tố môi trường và lối sống khác: Thiếu hụt hoặc dư thừa iốt, lam dụng rượu bia, hút thuốc lá, thừa cân béo phì,...
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp thường không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn sớm như các loại ung thư khác. Bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ trong các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi đang điều trị cho các vấn đề khác liên quan đến tuyến giáp.
Trong giai đoạn sớm, một số biểu hiện thường thấy của bệnh bao gồm:
- Khối bướu giáp trạng: Đặc điểm của khối u này là có thể quan sát thấy bằng mắt thường, có tính cứng, rõ ràng các bờ và di động theo nhịp nuốt.
- Hạch cổ bất thường cũng có thể xuất hiện, thường là nhỏ, mềm và di động, thường nằm cùng bên với khối u.
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Khối u lớn có mật độ chắc và di động theo nhịp nuốt.
- Khối u lớn có thể gây ra các vấn đề do chèn ép như khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, cảm giác vướng khi nuốt và làm nổi hạch ở cổ.
- Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm, sùi loét chảy máu.
4. Bệnh ung thư tuyến giáp chữa được không?
Ung thư tuyến giáp, so với các loại ung thư khác, có tiên lượng tốt hơn nhiều nhờ vào sự tiến triển chậm của bệnh và khả năng điều trị hiệu quả ở giai đoạn đầu.
- Đối với các trường hợp được chẩn đoán và điều trị sớm, trong giai đoạn I hoặc II, khi khối u vẫn còn nằm gọn trong tuyến giáp và chưa di căn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới gần 100% và tỷ lệ sống trên 10 năm ở mức trên 75%.
- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn III, tức là khối u đã lớn hơn 4cm và có thể đã lan ra ngoài tuyến giáp, đến các hạch bạch huyết vùng cổ, tỷ lệ sống sau 5 năm vẫn ở mức khá cao, trên 80%.
- Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn IV, tức là khối u đã lan rộng ra khỏi tuyến giáp và có thể đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, tỷ lệ sống sau 5 năm giảm xuống dưới 50%, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Vậy bệnh ung thư tuyến giáp chữa được không? Các dạng ung thư tuyến giáp khác nhau cũng có tỷ lệ sống sót khác nhau. Ví dụ, ung thư tuyến giáp thể nhú có tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 95% và sau 10 năm là trên 90%. Ung thư tuyến giáp thể nang có tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 90% và sau 10 năm là trên 70%. Ung thư dạng tủy có tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và sau 10 năm là trên 86%. Trong khi đó, ung thư không biệt hóa, một dạng ung thư hiếm gặp và có tiên lượng nặng nhất, thường chỉ phát hiện khi đã di căn có tỷ lệ sống thường dưới 1 năm.
Do bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm nên việc thăm khám định kỳ và chú ý đến các dấu hiệu bất thường là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt là đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến giáp, việc kiểm tra định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
5. Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Ung thư tuyến giáp phát triển khá chậm và thường có tiên lượng tích cực khi so với nhiều loại ung thư khác
Tuy nhiên, yếu tố quyết định là việc phát hiện bệnh sớm hay muộn. Nếu bệnh được phát hiện từ giai đoạn đầu, nguy cơ đối với bệnh nhân là không lớn, và khả năng điều trị thành công cao. Ngược lại, nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, các thách thức trong việc điều trị sẽ gia tăng và khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh cũng cao hơn.
Do đó, việc quan sát sức khỏe của bản thân và nhận thức các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng. Khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và bắt đầu điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy hiểm của bệnh và nâng cao tỷ lệ chữa khỏi.
6. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Bên cạnh câu hỏi ung thư tuyến giáp chữa được không thì hướng điều trị của bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh. Phẫu thuật và I-131 phóng xạ là hai phương pháp chính thường được áp dụng, bên cạnh đó xạ trị cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp cụ thể.
6.1 Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu, được thực hiện dựa trên kích thước, vị trí và mức độ di căn của khối u. Các hình thức phẫu thuật bao gồm cắt một thùy giáp trạng, cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc cắt bán phần tuyến giáp, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có chỉ định phù hợp.
6.2 Điều trị bằng I-131 phóng xạ
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi với ưu điểm là tế bào của các cơ quan khác không có khả năng bắt giữ I-131 nên ít ảnh hưởng đến các tế bào khác. Sau khi phẫu thuật, điều trị bằng I-131 có thể được áp dụng để phá hủy các mô tuyến giáp còn lại, nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
6.3 Xạ trị
Xạ trị được chỉ định cho những trường hợp ung thư tuyến giáp di căn xa, khi phẫu thuật và điều trị I-131 không còn hiệu quả. Phương pháp xạ trị ngoài được áp dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm sự phát triển và giảm sự lan tràn của các tế bào ác tính.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc về câu hỏi ung thư tuyến giáp chữa được không và ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không. Nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm. Việc khám sức khỏe định kỳ và chú ý đến các dấu hiệu bất thường là cần thiết để phát hiện sớm bệnh, từ đó tăng cơ hội chữa khỏi hoàn toàn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ONCOLYSIN
Hỗ trợ giảm ung bướu, nâng cao sức đề kháng
Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tăng khả năng chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Thành phần: Oncolysin (cao Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethan, Kẽm salicylat); Cao củ Sả; cao Bạch hoa xà thiệt thảo 75mg; Cao lá Đu đủ 50mg; cao Bán biên liên 50mg; Cao Xạ đen 50mg; Iod; Selen.
Đối tượng sử dụng: Người bị suy giảm sức đề kháng và các trường hợp giảm sức đề kháng cơ thể do xạ trị, hóa trị. Người tiếp xúc với các tác nhân gây oxy hóa.
Hướng dẫn sử dụng: Nên uống 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt.
Số GPQC: 00682/2019/ATTP-XNQC
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Xem thêm thông tin về Oncolysin TẠI ĐÂY!
*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.