Bệnh ung thư thứ hai là ung thư xảy ra trên bệnh nhân đã mắc ung thư trước đó. Bệnh ung thư này hoàn toàn mới và khác với bệnh ung thư thứ nhất. Bệnh ung thư thứ hai không phải và không giống như ung thư tái phát. Tái phát xảy ra khi bệnh ung thư lần đầu tiên quay trở lại, ngay cả khi nó phát triển ở một khu vực khác của cơ thể.
1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư thứ hai
Các bệnh nhân đã từng mắc một số loại ung thư thường có nguy cơ mắc ung thư thứ hai thường cao hơn, bác sĩ không thể chắc chắn bệnh nhân nào sẽ mắc ung thư thứ hai, nhưng họ hiểu một số yếu tố nguy cơ, bao gồm:
- Gen di truyền: Gen di truyền được truyền từ cha mẹ sang con trong một gia đình. Nguy cơ di truyền có thể bao gồm có một hoặc một số thành viên gia đình bị ung thư hoặc một tình trạng liên quan đến ung thư.
- Ung thư vẫn còn sau khi điều trị: Một số người bệnh vẫn còn lượng ít tế bào ung thư sót lại sau điều trị.
- Một số phương pháp điều trị ung thư: Một số phương pháp hóa trị và xạ trị làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai. Nguy cơ cao hơn nếu bạn đã điều trị ung thư lúc bé, từ tuổi thiếu niên hoặc thanh niên.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư thứ hai cũng tương tự các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đầu tiên, như là:
- Hút thuốc
- Độc tố từ môi trường xung quanh
- Thừa cân
- Uống quá nhiều bia rượu
- Chế độ ăn không lành mạnh
2. Tần suất tầm soát ung thư
Nếu người bệnh đang tầm soát thường xuyên ngừa sự tái phát của bệnh ung thư thứ nhất, bác sĩ sẽ thông báo nếu người bệnh cần phải tầm soát các bệnh ung thư khác và nên tuân thủ lịch trình bác sĩ khuyến cáo. Nếu có nguy cơ cao mắc ung thư, chắc chắn sẽ phải tầm soát thường xuyên. Hãy cung cấp cho bác sĩ nhiều thông tin nhất có thể về tiền sử gia đình và quá trình điều trị ung thư trước.
3. Triệu chứng của bệnh ung thư thứ hai
Triệu chứng của bệnh ung thư thứ hai có thể gồm:
- Cảm giác mệt mỏi
- Có cơn đau nhưng không lành theo cách bình thường
- Ho hoặc khàn giọng mãi không khỏi
- Chán ăn, khó tiêu hoặc khó nuốt
- U cục, chảy dịch, chảy máu hoặc dày lên ở một vị trí nhất định
- Cảm giác nhức xương
- Đau đầu và thay đổi thị lực
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đã nêu trên đây, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể.
4. Bệnh ung thư thứ hai có thể bị ngăn ngừa không?
Không phải lúc nào bệnh ung thư thứ hai cũng có thể bị ngăn ngừa. Người bệnh không thể kiểm soát một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như một phương pháp điều trị ung thư đặc thù trong quá khứ. Nhưng hoàn toàn có thể làm những điều sau để giảm nguy cơ ung thư nói chung, như:
- Tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn khỏe mạnh
- Không hút thuốc
- Hạn chế uống rượu bia (hay tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được những hướng dẫn phù hợp với bản thân nhất)
Tham vấn ý kiến của chuyên gia di truyền về việc kiểm tra đột biến gen có liên quan đến ung thư. Nếu các xét nghiệm cho thấy có đột biến, người bệnh có thể chọn phương pháp điều trị để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư trong tương lai.
5. Ung thư thứ hai và ung thư tái phát – nỗi hãi hùng
Nỗi lo bị mắc ung thư thứ hai là điều dễ hiểu, cũng giống như nỗi sợ bệnh ung thư lần đầu quay trở lại. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những nguy cơ cụ thể và những gì nên làm để giữ sức khỏe tốt có thể, cũng như về những xét nghiệm sàng lọc ung thư mà người bệnh cần và tần suất được khuyến cáo.
Hãy tâm sự với người thân hoặc một chuyên gia tư vấn, những người có thể giúp bạn đương đầu với những nỗi sợ về bệnh ung thư thứ hai và cuộc sống của người sống sót. Bạn cũng có thể tham gia hội nhóm hỗ trợ cá nhân hoặc trực tuyến. Sẽ rất có ích khi bạn dành thời gian với những người cũng bị mắc ung thư.
6. Đương đầu với bệnh ung thư thứ hai
Phát hiện và điều trị sớm ung thư thứ hai quan trọng không kém bệnh ung thư đầu tiên. Bác sĩ cần được biết càng nhiều càng tốt về bệnh ung thư thứ nhất bạn từng mắc, điều trị ra sao và tình trạng sức khoẻ tổng thể của người bệnh
Nếu phương pháp điều trị bệnh ung thư thứ nhất có vẻ như là nguyên nhân gây bệnh ung thư thứ hai, người bệnh hay có xu hướng tự vấn và trách móc bản thân, nhưng điều quan trọng người bệnh cần nhớ rằng các phương pháp điều trị ung thư thay đổi theo thời gian. Người bệnh cùng đội ngũ y tế hoàn toàn có thể chọn được phương pháp điều trị tốt hiện có để áp dụng điều trị sớm.
Để bắt đầu đối mặt bệnh ung thư lần nữa với những thông tin quan trọng, hãy đặt những câu hỏi sau với bác sĩ điều trị:
- Liệu có phải bệnh ung thư trước hay đợt điều trị trước là nguyên nhân của bệnh ung thư này?
- Vậy các lựa chọn điều trị tôi có là gì?
- Tôi đã bị ung thư những hai lần, có phải do đột biến gen không?
- Tôi có nên tư vấn với chuyên gia di truyền học hoặc làm xét nghiệm gien, những điều này liệu có tác dụng?
- Tôi nên chia sẻ những nỗi lo này với ai?
- Loại ung thư này có chữa được không? Kết quả điều trị mong muốn là gì?
Trung tâm Ung bướu – Xạ trị tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được xây dựng theo theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng mô hình tiếp cận đa chuyên khoa trong chẩn đoán, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, góp phần chăm sóc người bệnh toàn diện.
Trung tâm Ung bướu – Xạ trị Vinmec là một trong những trung tâm tại Việt Nam được trang bị đầy đủ các mô thức điều trị ung thư: Từ phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, ghép tế bào gốc tạo máu, điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ. Việc chẩn đoán được thực hiện cẩn trọng: Xét nghiệm máu, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến như: PET/CT, SPECT/CT, MRI..., xét nghiệm huyết tủy đồ, sinh thiết, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, chẩn đoán bằng sinh học phân tử. Quá trình điều trị được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa.
Khoa Ung bướu Vinmec liên tục hợp tác với các bệnh viện uy tín của Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... trong điều trị ung thư, đồng thời cam kết cung cấp các phương pháp điều trị hiện đại nhất, với trình độ chuyên môn cao, thuận tiện, tận tâm và chi phí hợp lý nhất ngay tại Việt Nam.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: cancer.net