Bệnh tim mạch: Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Các bệnh lý tim mạch là vấn đề sức khỏe được quan tâm trên thế giới, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh tim mạch, đặc biệt khi trên 40 tuổi. Rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim mạch trong đó có một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được.

1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được

1.1 Tuổi

Theo các nghiên cứu dịch tễ học, khi tuổi đời càng cao thì nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch sẽ tăng lên. Có thể do tim đã làm việc trong một thời gian dài nên khả năng co bóp sẽ bị yếu đi, thành tim trở nên dày hơn, động mạch có thể đã bị xơ cứng và mất tính đàn hồi.

Khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa sẽ gây nhiều bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, các bệnh mạch vành,...Theo thống kê có tới 80% số người chết vì đột quỵ, 82% số người chết vì bệnh mạch vành và 85% người tử vong do suy tim có tuổi cao hơn 65.

1.2 Giới tính

Ở độ tuổi còn trẻ, tỷ lệ đàn ông bị bệnh tim mạch cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, ở độ tuổi sau mãn kinh thì tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh tim mạch tăng lên và tương đương với nam giới. Một số nghiên cứu cho rằng sự suy giảm nội tiết tố của nữ giới thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

1.3 Di truyền trong gia đình

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh tim mạch có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em bị bệnh tim thì con cái, anh em ruột sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tỉ lệ con cái mắc bệnh tim trong gia đình có tiền sử mắc tim mạch sẽ cao hơn gấp 3 lần so với những gia đình không có tiền sử bệnh. Nếu những người có quan hệ huyết thống gần nhất (chị hoặc mẹ) tử vong do mắc bệnh nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi thì nguy cơ cao bạn sẽ bị bệnh tim trước 65 tuổi.

1.4 Chủng tộc

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên quan đến yếu tố chủng tộc, như người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường cao hơn người Mỹ da trắng, người châu Phi và Nam Á có tỷ lệ bệnh tim và đột quỵ cao hơn những khu vực khác,...

2. Làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?


Làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Tuy không thể giảm tuổi tác, thay đổi giới tính, di truyền hay chủng tộc nhưng nếu thay đổi về lối sống và sinh hoạt, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giảm chất béo, hạn chế rượu bia, thuốc lá. Tăng cường vận động cơ thể, sống lạc quan, vui vẻ, tránh stress căng thẳng thì có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, thường xuyên khám tim mạch theo định kỳ để phát hiện ra các nguy cơ từ đó sớm có các biện pháp điều trị, can thiệp kịp thời là một yếu tố rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe trước sự nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đang triển khai các gói khám Sàng lọc tim mạch từ cơ bản đến nâng cao. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị các trang thiết bị tối tân, hiện đại ngang tầm với các bệnh viện tim mạch thế giới cùng đội ngũ chuyên gia là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tim mạch trong cả nước, không chỉ chuyên môn cao mà còn luôn tận tụy, hết lòng vì người bệnh. Khi khám tim mạch tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec quý khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ khám, tư vấn, điều trị toàn diện và chuyên nghiệp, mang đến hiệu quả điều trị và sự hài lòng cao nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Hội tim mạch học Việt Nam

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe