Bệnh quai bị ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Sơn - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh quai bị là bệnh do virus trong tuyến nước bọt gây ra và rất dễ lây nhiễm. Nếu không tiêm vắc-xin ngừa quai bị thì bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc nước bọt của người bệnh khi họ hắt hơi hay ho.

Hiện tại chưa có cách điều trị loại virus này. Thay vào đó, cách điều trị chủ yếu tập trung xử lý triệu chứng cho đến khi hệ miễn dịch đủ sức chống lại bệnh. Bệnh quai bị thường tự khỏi trong vòng một tới hai tuần, với trẻ em thì thời gian lành bệnh từ 10-12 ngày. Thời gian để mỗi bên tuyến mang tai hết sưng là khoảng 1 tuần. Mắc bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn trong 12-16 tuần đầu.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị

Trẻ có thể xuất hiện khởi bệnh trong 1-2 ngày với triệu chứng sốt nhẹ. Mệt mỏi, khó chịu. Sau đó trẻ bước vào thời kỳ toàn phát với triệu chứng:

  • Sốt cao 38-40 độC trong 3 đến 4 ngày.
  • Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
  • Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.

Trẻ mắc quai bị có thể sốt cao 38-40 độ C trong vài ngày
Trẻ mắc quai bị có thể sốt cao 38-40 độ C trong vài ngày

2. Cách phòng bệnh

  • Tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR. Vắc-xin MMR là loại vắc-xin tiêm chủng hỗn hợp sởi-quai bị-rubella. Mỗi liều tiêm chứa loại vắc-xin an toàn và hiệu quả nhất cho từng bệnh.
  • Cơ thể bạn được xem là miễn dịch với quai bị nếu trước đây bạn đã từng mắc bệnh này, hoặc khi đã tiêm chủng bằng vắc-xin MMR đủ 2 liều.

3. Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

  • Hạ sốt, chườm ấm.
  • Cho trẻ ăn những món dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, súp... Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả.... để bù lượng nước đã mất trong cơ thể.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy nhằm hạn chế biến chứng ở tinh hoàn.
  • Thường xuyên theo dõi biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như chóng mặt, nôn nhiều hoặc sưng đau vùng bìu... cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

Cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường
Cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,.... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe