Bệnh lý tuyến giáp có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt?

Tuyến giáp là một trong những tuyến quan trọng có ảnh hưởng tới hầu hết quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp gặp vấn đề hoặc người bệnh không may mắc các bệnh lý tuyến giáp, cơ thể sẽ thể hiện một số triệu chứng rõ rệt. Đối với nữ giới thì rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu giúp nhận diện bệnh lý về tuyến giáp.

1. Tổng quan về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình con bướm có vị trí ở ngay phía trước cổ. Tuyến giáp giúp sản xuất 2 hormone quan trọng là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Triiodothyronine) có vai trò thiết yếu đối với mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể bị mất cân bằng gây ra các bệnh lý tuyến giáp.

Hai bệnh lý tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay là cường giápsuy tuyến giáp. Trong đó:

  • Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, tiết quá nhiều hormone. Nguyên nhân cường giáp có thể do rối loạn nội tiết, do bệnh Basedow thường gặp ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, hoặc do sử dụng quá liều iod trong quá trình điều trị bệnh.
  • Suy giápbệnh tự miễn xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém, suy yếu. Nguyên nhân suy giáp có thể do người bệnh đã từng cắt bỏ tuyến giáp, thiếu iod, sử dụng thuốc kháng giáp trạng hoặc do thay đổi nội tiết tố.

Cả hai tình trạng trên nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sức khỏe, nhất là chức năng hoạt động của tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp.


Vị trí tuyến giáp
Vị trí tuyến giáp

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp?

Theo thống kê cho thấy, những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. So với đàn ông, phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý về tuyến giáp như: rối loạn gây suy giáp, rối loạn dẫn tới cường giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.

Nếu phụ nữ cảm thấy các triệu chứng bất thường dẫn tới nghi ngờ mắc các bệnh lý tuyến giáp thì nên đi khám để có chẩn đoán cụ thể. Khả năng bị các bệnh lý tuyến giáp sẽ rất cao nếu phụ nữ mắc một trong số các vấn đề sau đây:

  • Có tiền sử gặp vấn đề về tuyến giáp trong quá khứ.
  • Từng trải qua cơn phẫu thuật hoặc xạ trị ảnh hưởng đến tuyến giáp.
  • Mắc các bệnh mắc kèm như bướu cổ, thiếu máu hoặc tiểu đường tuýp 1.

Hình ảnh bệnh nhân nữ mắc bệnh bướu cổ
Hình ảnh bệnh nhân nữ mắc bệnh bướu cổ

3. Bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Những phụ nữ có bệnh lý tuyến giáp thường gặp các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều đều có thể là dấu hiệu của các bệnh về tuyến giáp.

Do tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nên nếu hormone tuyến giáp được tiết ra quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ từ nhẹ đến nặng, rối loạn kinh nguyệt hoặc các biểu hiện bất thường liên quan:

  • Nếu thiếu hormon tuyến giáp phụ nữ có thể bị rong kinh, đa kinh.
  • Ngược lại, nếu thừa hormon tuyến giáp lại gây tình trạng ít kinh, vô kinh.

Ngoài ra nếu cơ thể gặp các rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp thì những tuyến khác cũng dễ bị ảnh hưởng, nhất là buồng trứng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm ở nữ giới (phụ nữ trước 40 tuổi).


Bệnh lý tuyến giáp có liên quan đến rối loạn kinh nguyệt
Bệnh lý tuyến giáp có liên quan đến rối loạn kinh nguyệt

Do ảnh hưởng đến kinh nguyệt nên các bệnh lý tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe sinh sản quan trọng ở phụ nữ, cụ thể:

  • Vấn đề mang thai: bệnh lý tuyến giáp tác động đến chu kỳ kinh nguyệt cho thấy nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng, khiến phụ nữ khó thụ thai.
  • Vấn đề trong khi mang thai: Các bệnh lý tuyến giáp tương ứng với tình trạng mất cân bằng hormone sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe người mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai.

Một điều khác cần lưu ý đó là do kinh nguyệt không đều nên chị em có thể có thai mà không hay biết. Trong giai đoạn còn mắc cường giáp, tốt nhất nên tránh mang thai bằng các biện pháp kế hoạch thích hợp.

Chứng cường giáp tuy gây rối loạn kinh nguyệt nhưng sau một thời gian điều trị, tình trạng cường giáp ổn định (khoảng 3-6 tháng) thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ trở lại như trước và người bệnh có thể sinh sản như người bình thường. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tạm thời này không đáng ngại.


Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần là việc làm cần thiết
Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần là việc làm cần thiết

Nhìn chung, chức năng tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Do vậy cần có sự theo dõi đặc biệt, kiểm tra tình trạng sức khỏe từ trước và trong thời gian mang thai để tránh những vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng tới cả thai phụ và trẻ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe