Hôi chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt với những người hay đi giày, thường xuyên di chuyển nhiều hoặc có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Hôi chân không chỉ khiến bạn mất tự tin mà đôi khi là nỗi ám ảnh với người đối diện. Vậy hôi chân có bị lây không?
1. Bệnh hôi chân là gì?
Bệnh hôi chân hay bàn chân có mùi và mồ hôi có thể là một vấn đề đáng xấu hổ. Tuy nhiên, tình trạng này khá phổ biến vì đây là những vấn đề ảnh hưởng đến rất đông người lớn và trẻ em hàng ngày.
Không có gì bất ngờ khi một người có thể thỉnh thoảng bị mồ hôi chân. Bàn chân là nơi tập trung của hơn 250.000 tuyến mồ hôi dày đặc và vi khuẩn - khi được hỗ trợ bởi sự hiện diện của hơi ẩm từ mồ hôi là nguồn gốc chính của bàn chân bốc mùi.
Khi mồ hôi chân được bài tiết, mồ hôi chân dư thừa sẽ thấm vào lớp lót của giày và tất. Lúc này, các chủng vi khuẩn ăn các tế bào da chết ở chân được tạo môi trường thuận lợi và phát triển, gây ra mùi hôi. Những vi khuẩn này cũng có thể lây lan và phát triển bên trong giày, dẫn đến mùi hôi giày.
2. Bệnh hôi chân là do nguyên nhân gì?
Bàn chân đổ mồ hôi và vi khuẩn ăn vào là nguyên nhân lớn nhất gây ra mùi hôi chân. Những người đi giày kém thông thoáng, đi ủng tổng hợp hoặc tất không bấc làm bằng polyester hoặc nylon có thể có nhiều khả năng bị hôi chân hơn.
Ngược lại, một số người có khuynh hướng di truyền về chứng tăng tiết mồ hôi. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ có khả năng tiết ra nhiều mồ hôi nhiều hơn người bình thường, có thể khiến đôi chân nặng mùi quanh năm chứ không chỉ trong những tháng mùa hè nóng nực hay khi vận động nhiều.
3. Bệnh hôi chân có bị lây không?
Những người mắc bệnh hôi chân thường luôn lo lắng, liệu hôi chân có lây không? Chính vì đặc điểm sinh lý là mỗi bàn chân có 250.000 tuyến mồ hôi và tiết ra khoảng 500 ml mồ hôi mỗi ngày. Với điều kiện nóng và ẩm do mồ hôi tiết ra, vi khuẩn được tạo môi trường thuận lợi sinh sản và phát triển mạnh, có thể gây ra mùi hôi chân khó chịu.
Do đó, tình trạng hôi chân có lây giữa người này sang người khác, thông qua tác nhân là vi khuẩn, với hoàn cảnh khi sử dụng chung giày, tất và nhất là nếu điều kiện vệ sinh kém. Chính vì vậy, mọi người cần phải biết bệnh hôi chân có bị lây không nhằm tránh mang bệnh cho mình hay cho người khác.
4. Làm thế nào để cải thiện bệnh hôi chân?
4.1 Chăm sóc chân
Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa mồ hôi và chân có mùi là thực hiện một số thay đổi lối sống đơn giản, nên bắt đầu từ việc chăm sóc chân. Giữ chân sạch sẽ và khô ráo thông qua việc rửa chân hàng ngày bằng xà phòng và nước, lau khô kỹ giữa các kẽ ngón chân. Bên cạnh đó, cần xem xét mang dép hay giày có quai hoặc cả đi chân trần khi có thể, nhằm tối ưu hóa điều kiện thông thoáng cho đôi chân.
4.2 Vệ sinh chân
Vệ sinh chân tuyệt vời là yếu tố then chốt để điều trị và ngăn ngừa bàn chân có mùi. Điều này không chỉ đơn thuần là rửa chân hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn mà còn chú ý đến các khu vực giữa các ngón chân và phối hợp thêm các biện pháp khắc phục tại nhà khác:
- Tẩy tế bào chết cho bàn chân: Dùng bàn chải chà hoặc đá bọt có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết mà vi khuẩn thích ăn. Những người có bàn chân đặc biệt nặng mùi có thể sử dụng đá bọt 2-3 lần mỗi tuần để tránh tích tụ tế bào chết.
- Ngâm muối: Muối cũng là một tác nhân hữu ích giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da. Chuẩn bị một bát nước ấm và hòa tan nửa cốc muối. Sau đó ngâm chân từ 10 - 20 phút rồi lau khô chân thật sạch.
- Ngâm giấm: Cho 2 phần nước ấm và 1 phần giấm (giấm táo hoặc giấm trắng đều được) vào bát và ngâm chân trong 15-20 phút. Tuy nhiên, không nên ngâm giấm nếu da bàn chân có bất kỳ vết cắt, vết loét hoặc vết xước nào, vì giấm có khả năng gây kích ứng các vùng da hở.
Dùng chất chống mồ hôi: Có thể dùng chất khử mùi để che mùi hôi chân. Mặc dù theo truyền thống được sử dụng cho vùng da dưới cánh tay, việc thoa chất chống mồ hôi cho bàn chân có thể làm giảm tỷ lệ đổ mồ hôi. Nếu cần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống mồ hôi mạnh hơn phù hợp với bàn chân. Một lựa chọn khác là sử dụng bột ngô, loại bột này có khả năng hấp thụ cao.
4.3 Lời khuyên về giày dép
Bàn chân có mùi có thể gây ra sự xấu hổ nhưng không nghiêm trọng về mặt y tế. Chính vì tất và giày là môi trường kín, kích thích tiết và ứ đọng mồ hôi chân, giúp vi trùng dễ sinh sôi. Một người có thể thực hiện một số bước để giảm tỷ lệ bàn chân có mùi liên quan đến giày dép:
- Tất: Mang tất bất cứ lúc nào cũng có thể giúp giảm mùi hôi cho đôi chân. Tất, đặc biệt là tất làm từ chất liệu thấm mồ hôi, như bằng len, acrylic hoặc polypropylene, có thể giúp tăng tính thấm mồ hôi và giảm mùi hôi. Bên cạnh đó, loại phụ kiện này cũng có thể dễ dàng thay đổi, nên thay tất hàng ngày, hoặc thậm chí nhiều hơn, giúp giữ cho da không bị ẩm ướt, giúp làm giảm mùi hôi có thể đọng lại bên trong giày.
- Giày: Giày càng thông thoáng, mồ hôi dễ bay hơi và độ ẩm giảm xuống, càng giúp giảm hôi chân. Theo đó, giầy da và các loại vải tự nhiên, giày có lưới giúp đôi chân “thở” tốt hơn so với giày tổng hợp. Giày làm từ nhựa hầu như không thoáng khí và thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi chân nhiều hơn, càng làm cho bàn chân có mùi. Hơn nữa, nên để giày có thời gian khô hoàn toàn giữa các lần mang có thể giúp giảm thiểu tình trạng bàn chân đặc biệt nặng mùi. Điều này thực hiện bằng cách mang một đôi giày vào một ngày, rồi đến một đôi khác vào ngày hôm sau, có thể cho giày đủ thời gian để khô.
- Tấm lót giày: Nên bổ sung thêm tấm lót giày bằng loại lót giảm mùi hoặc kháng khuẩn. Đồng thời, nên thay lót giày thường xuyên, tránh để bị ẩm vì sẽ giúp cho vi khuẩn và nấm phát triển. Bên cạnh đó, sản phẩm dạng xịt chống vi khuẩn hoặc khử trùng cũng có thể lựa chọn thay cho hay kết hợp tấm lót giày. Tuy nhiên, tùy chọn này sẽ kém hiệu quả nếu vẫn không làm đế giày khô hoàn toàn.
4.4 Can thiệp y tế
Đôi khi, bất chấp những nỗ lực hết mình với các biện pháp nên trên, bệnh hôi chân vẫn không thể khắc phục được. Khi rơi vào trường hợp này, người bệnh có thể mong muốn được gặp bác sĩ để hỗ trợ y tế chuyên biệt:
- Công nghệ điện chuyển ion: Đây có thể là một lựa chọn điều trị cho chứng hôi chân. Nguyên lý tiến hành của công nghệ điện chuyển ion là cung cấp một dòng điện nhẹ qua nước đến da để giảm tỷ lệ đổ mồ hôi chân.
- Botox: Một lựa chọn khác được sử dụng trong một số trường hợp là tiêm độc tố botulinum hoặc Botox. Thuốc này được tiêm vào bàn chân để ức chế sự bài tiết của các tuyến mồ hôi. Trong thực tế, tiêm botox cũng đã được sử dụng cho mồ hôi dưới cánh tay quá nhiều. Tuy nhiên, những mũi tiêm này có thể đặc biệt gây đau đớn, đồng thời, kết quả thường chỉ duy trì trong 3-4 tháng và vẫn cần phối hợp các phương pháp điều trị khác.
Tóm lại, lý do cơ bản của hầu hết các trường hợp bàn chân có mùi là do vi khuẩn và độ ẩm. Do đó, bệnh hôi chân có bị lây nếu không đảm bảo vệ sinh. Mặc dù bệnh hôi chân không phải là một mối nguy hiểm nhưng tình trạng này đôi khi gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và còn nỗi băn khoăn hôi chân có bị lây không. Theo đó, áp dụng các cách cải thiện hôi chân trên đây và kiên nhẫn duy trì hằng ngày, hy vọng sẽ sớm cải thiện, giúp mọi người thêm yêu đôi chân của mình hơn.