Bệnh hẹp van hai lá hậu thấp

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Thị Xuân Nga - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hẹp van tim, điển hình là hẹp van hai lá hậu thấp là một trong những bệnh lý tim mạch khá phổ biến ở các nước phát triển cũng như tại Việt Nam. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

1. Bệnh hẹp van tim 2 lá là gì?

Hẹp van tim 2 lá là bệnh hẹp hay hở van 2 lá, van động mạch chủ do vi trùng thấp khớp cấp di chuyển trong máu, đến vùng van tim và "ăn mòn" 2 lá van, làm cho van tim bị co rút, biến dạng và mất chức năng.

Ngay cả khi bị viêm họng nặng, cùng loại vi trùng của thấp khớp cấp gây ra thì người bệnh cũng dễ dàng mắc chứng bệnh hẹp van hai lá hậu thấp, chứ không phải luôn luôn mắc bệnh đau khớp mới bị.


Hẹp van tim hai lá do vi trùng thấp khớp cấp gây ra
Hẹp van tim hai lá do vi trùng thấp khớp cấp gây ra

2. Chứng bệnh van 2 lá hậu thấp biểu hiện thế nào?

Khi mới mắc bệnh hẹp van 2 lá hậu thấp, van tim chưa bị tổn thương rõ rệt, nên thường bệnh nhân không có triệu chứng gì mãi đến vài năm sau đó. Thường thì người bệnh sẽ mệt, khó thở khi gắng sức, cảm giác hụt hơi khi làm việc. Nói chung triệu chứng không đặc hiệu và dễ gây nhầm lẫn với vô số bệnh lý tim mạch hoặc suy nhược cơ thể khác.

Khi van tim bị hẹp đến một mức độ trung bình hoặc nặng thì người bệnh sẽ có triệu chứng của suy tim rõ rệt hơn, thường xuyên bị cơn khó thở về đêm, ho khan và những lúc này phải nằm đầu cao mới ngủ được. Đôi khi ở giai đoạn muộn, người bệnh có tĩnh mạch cổ nổi hoặc thập chí phù nhẹ chân kín đáo về chiều.

3. Điều trị bệnh hẹp van 2 lá hậu thấp như thế nào?

Trước hết, người bệnh cần được khám lâm sàng, đo điện tim, siêu âm tim và chụp X quang để xác định bệnh và mức độ bệnh tiến triển ra sao thì mới điều trị nội khoa hay phẫu thuật được.

Ở mức độ hẹp nhẹ hoặc trung bình, chỉ cần uống thuốc điều trị suy tim, chế độ ăn kiêng cử bớt muối, chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và theo dõi bằng siêu âm tim mỗi 6 tháng định kỳ.

Khi hẹp khít van hai lá, có hay không kèm theo rung nhĩ, người bệnh cần được phẫu thuật thay van tim hoặc sửa van. Tùy mức độ hư hại và yêu cầu, nghề nghiệp, điều kiện sống của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chọn loại van tim thích hợp nhất cho mỗi người.


Bệnh nhân có thể tự điều trị bằng thuốc khi bệnh ở mức độ nhẹ
Bệnh nhân có thể tự điều trị bằng thuốc khi bệnh ở mức độ nhẹ

4. Sau thay van tim 2 lá có cần phải uống thuốc nữa không?

Sau khi thay van điều trị bệnh hẹp van 2 lá hậu thấp có cần phải uống thuốc nữa không là thắc mắc thường gặp của tất cả mọi bệnh nhân. Về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, sau khi thay van hai lá sinh học hoặc cơ học thì người bệnh đều phải tiếp tục uống thuốc và theo dõi.

Van hai lá nhân tạo đưa vào cơ thể mình là vật lạ, nên người bệnh cần phải uống thuốc kháng đông, là loại thuốc giúp máu loãng ra, làm cho hai lá van không bị " kẹt", hoạt động dễ dàng, cũng giống như việc chúng ta thường xuyên tra dầu nhớt cho bản lề cửa nhà mình vậy.

Loại thuốc thứ hai cần uống là các thuốc điều trị suy tim, các thuốc chống rối loạn nhịp tim nếu chẳng may người bệnh mắc phải...

5. Cần làm gì sau khi thay van 2 lá?

Việc thay van hai lá không làm hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện theo lời khuyên của bác sĩ. Khi uống thuốc kháng đông, có một số thức ăn "tương kỵ", không nên ăn nhiều vì dễ góp phần gây chảy máu. Người bệnh nên tuân tuyệt đối thủ chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ đưa ra.


Người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đưa ra
Người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đưa ra

6. Khi nào cần phải kiểm tra lại van 2 lá?

Khi đang uống kháng đông, người bệnh sẽ có các biểu hiện chảy máu chân răng tự nhiên, chảy máu cam hoặc chảy máu đường tiêu hóa, yếu liệt nửa người...phải nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất có chuyên khoa tim mạch để khai báo về tình trạng của mình, không chậm trễ!

Khi đột ngột bị ho ra bọt hồng, mệt, khó thở...sau thay van hai lá cơ học, phải nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa Tim mạch hoặc bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để siêu âm tim kiểm tra xem có bị kẹt van hay không?

Thuốc kháng đông là con dao hai lưỡi, vì vậy người bệnh phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chặt chẽ, không uống bù sau khi quên, không bỏ cữ thuốc, không tự ý tăng hay giảm liều tùy theo chuyện khỏe hay mệt mình cảm nhận!

Cần kiểm tra bằng việc khám và siêu âm tim, thử máu định kỳ mỗi 3-6 tháng/một lần sau đó.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và đột quỵ, khách hàng có thể đăng ký khám tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, đây là một trong những trung tâm mũi nhọn cả nước về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới như: Máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla (Siemens), máy CT 640 (Toshiba), các thiết bị nội soi cao cấp EVIS EXERA III (Olympus Nhật Bản), hệ thống gây mê cao cấp Avace, phòng mổ Hybrid theo tiêu chuẩn quốc tế... Trung tâm tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã gặt hái được nhiều thành công và có được niềm tin của đông đảo người bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán hẹp van hai lá hậu thấp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe