Bệnh Chagas và bệnh ngủ có gì khác biệt?

Bệnh Chagas và bệnh ngủ đều là loại bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Trypanosoma gây ra. Trong đó, bệnh Chagas do ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây ra, còn bệnh ngủ do Trypanosoma gambiense. Loại ký sinh trùng này đều trú ngụ trong cơ thể động vật và có thể lây truyền từ người này sang người khác.

1. Bệnh Chagas

1.1 Bệnh Chagas là gì - Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh Chagas (American trypanosomiasis) là một bệnh do nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp đơn bào.

Ký sinh trùng Trypanosoma cruzi là nguyên nhân gây ra bệnh Chagas. Loại ký sinh trùng này có trong bọ xít hút máu cả ở người và động vật lần đầu phát hiện tại Châu Mỹ nên còn gọi là Trypanosomiasis Mỹ. Căn bệnh này lưu hành khắp các vùng Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ sang phía nam Argentina.

Bọ Trypanosoma cruzi sẽ ẩn mình trong các vết nứt kẽ của tường vách và mái tranh, môi trường có độ ẩm cao.

Theo nghiên cứu, con người sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc với phân của loài bọ xít hút máu Triatoma. Từ đó, ký sinh trùng Trypanosoma cruzi sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết đốt hoặc vết xước ở da (do ngứa gãi) hoặc qua kết mạc và gây ra lây nhiễm từ người sang người, vật sang vật.


Nguyên nhân gây bệnh Chagas là do bọ xít Trypanosomiasis Mỹ
Nguyên nhân gây bệnh Chagas là do bọ xít Trypanosomiasis Mỹ

1.2 Nguy cơ lây truyền từ người sang người của bệnh Chagas

  • Ăn các thực phẩm chưa nấu chín trong thực phẩm có dính phân của bọ xít nhiễm bệnh;
  • Truyền bệnh từ phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai sang con
  • Lây truyền qua đường máu
  • Trong quá trình ghép tạng và cơ quan khác
  • Phơi nhiễm tình cờ với các chế phẩm dính mầm bệnh tại phòng thí nghiệm.
  • Nếu là mẹ đang trong thời kỳ cho con bú bị nhiễm bệnh Chagas, người mẹ nên bơm và chữa lành núm vú trước khi tiến hành cho bú trực tiếp.

Bệnh Chagas có thể lây từ mẹ bầu sang thai nhi
Bệnh Chagas có thể lây từ mẹ bầu sang thai nhi

2. Bệnh ngủ

2.1 Bệnh ngủ là gì - Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh ngủ tên tiếng anh gọi là Sleeping sickness. Bệnh gây ra do loại ký sinh trùng Trypanosoma gambiense. Căn bệnh này xuất hiện và lưu hành phổ biến ở miền Trung và Tây châu Phi.

Nguồn bệnh gây ra do ký sinh trùng Trypanosoma gambiense xuất hiện ở người bệnh và một số loài động vật có vú nuôi ở trong nhà như: Chó, lợn, dê, cừu, trâu, bò, ngựa....

Vật trung gian truyền bệnh từ các loại động vật trên sang con người chính là là ruồi hút máu Glossina còn được gọi là trùng roi. Chúng ký sinh ở trong các tế bào như: Máu, hạch bạch huyết, dịch tủy sống, tổ chức võng mạc, nội mô của gan, lách, não...

Khi ruồi Glossina đốt người, nó sẽ hút máu và sẽ hút luôn cả trùng roi vào dạ dày; ở đây trùng roi tiếp tục sinh sản vô tính, sau đó tập trung lên tuyến nước bọt của ruồi. Sau khi ruồi hút máu khoảng 20 ngày, ruồi có khả năng truyền được bệnh. Khi ruồi đốt máu người lành, trùng roi theo nước bọt của ruồi xâm nhập vào máu người qua vết đốt và ký sinh để gây bệnh.

Mọi lứa tuổi đều khi bị nhiễm ký sinh trùng đều có thể bị mắc bệnh.


Ký sinh trùng Trypanosoma gambiense gây ra bệnh ngủ, chúng kí sinh trong nhiều tế bào
Ký sinh trùng Trypanosoma gambiense gây ra bệnh ngủ, chúng kí sinh trong nhiều tế bào

2.2 Triệu chứng bệnh ngủ?

Từ loài ruồi Glossina, chúng sẽ truyền ký sinh trùng vào người khi chúng hút máu qua vết đốt. Trypanosoma sinh sản tại vết đốt, từ đó mầm bệnh sẽ phát tán theo đường máu và bạch huyết, cuối cùng chúng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ươngdịch não tủy.

Khi trùng roi Trypanosoma gambiense ký sinh ở người, bệnh sẽ ủ trung bình từ 6 - 14 ngày. Người bệnh sẽ xảy ra 3 giai đoạn tương ứng với các dấu hiệu bệnh lý:

  • Giai đoạn 1: Trùng roi chỉ có ở máu hoặc chủ yếu ở máu, bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng như sốt không đều, không có mồ hôi, người cảm thấy khó chịu.
  • Giai đoạn 2: Trùng roi chủ yếu nằm ở các hạch bạch huyết, bệnh nhân xuất hiện nổi hạch vùng cổ, vùng dưới xương đòn, vùng nách hay bẹn, hạch không đau, di động.
  • Giai đoạn 3: Trùng roi xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nhức đầu, thẫn thờ, ủ rũ, rối loạn cảm giác, có cảm giác kiến bò, chuột rút, sợ ánh sáng, tăng cảm giác đau, bị rối loạn giấc ngủ. Lúc đầu là đảo lộn nhịp độ ngủ và dần dần có các cơn buồn ngủ xuất hiện và phát triển. Người bệnh có thể lăn ra ngủ ngay cả khi đang ăn, đang đứng. Bệnh kéo dài khoảng vài năm và thường dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân mắc bệnh ngủ sẽ bị rối loạn giấc ngủ
Bệnh nhân mắc bệnh ngủ sẽ bị rối loạn giấc ngủ

3. Điều trị, phòng chống bệnh ngủ và bệnh Chagas

  • Trong điều trị bệnh ngủ, hiện nay người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc có dẫn chất của asen như tryparsamid, melarsen, suramin, pentamidine, furacine...
  • Chống ruồi đốt máu bằng cách mặc áo quần che kín bảo vệ cơ thể, nằm ngủ màn
  • Sử dụng các loại hóa chất xua diệt côn trùng. Nếu vào vùng có bệnh lưu hành, có thể dùng thuốc Pentamidine uống để phòng bệnh.
  • Khi có các dấu hiệu bất thường như trên cần đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe