Bé gái phát triển chiều cao đến bao nhiêu tuổi thì dừng?

Các bé gái thường có xu hướng trưởng thành nhanh hơn so với các bé trai và độ tuổi bé gái ngừng phát triển chiều cao sẽ phụ thuộc vào độ tuổi có kinh lần đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng thể chất ở mỗi bé gái là không giống nhau, vì vậy một số trẻ có thể dậy thì sớm hoặc muộn. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của các bé gái.

1. Bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao khi nào?

Thời điểm dậy thì đóng vai trò then chốt trong việc xác định được khi nào bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao. Sở dĩ, độ tuổi mà một bé gái đạt đến chiều cao trưởng thành sẽ phụ thuộc vào thời điểm mà trẻ bắt đầu có kinh nguyệt.

Một số dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở nữ giới thường bao gồm ngực phát triển, mọc lông ở vùng kín hoặc dưới vùng cánh tay và tiết dịch. Đây đều là những tín hiệu cho thấy các bé gái có thể sớm bắt đầu phát triển chiều cao nhanh hơn trước. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, các bé gái đang trong giai đoạn dậy thì sẽ trải qua một đợt tăng trưởng sau khi ngực bắt đầu phát triển hoặc sau 2 – 3 năm kể từ chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Các bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao và đạt được chiều cao trưởng thành cuối cùng chỉ từ 2 – 2.5 năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đa số các bé gái sẽ phát triển chiều cao với tốc độ nhanh chóng trong suốt thời thơ ấu. Khi đến tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao của nữ giới lại tăng một cách đột ngột. Nhìn chung, các bé gái thường ngừng phát triển chiều cao vào năm 14 hoặc 15 tuổi.

XEM THÊM: Các mốc phát triển chiều cao của trẻ


Bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao chỉ từ 2 – 2.5 năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên
Bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao chỉ từ 2 – 2.5 năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

2. Tuổi dậy thì ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở bé gái như thế nào?

Hầu hết các bé gái sẽ có sự phát triển chiều cao vượt bậc trong 1 – 2 năm trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Tuổi dậy thì ở nữ giới thường xảy ra từ 8 – 13 tuổi và sự phát triển chiều cao của các bé gái thường diễn ra trong giai đoạn từ 10 – 14 tuổi. Chiều cao ở các bé nữ chỉ tăng thêm từ 1 – 2 inch trong một hoặc hai năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Và đây cũng là lúc trẻ đạt đến chiều cao trưởng thành.

Đa số các bé gái sẽ đạt được chiều cao trưởng thành khi ở độ tuổi 14 hoặc 15. Tuy nhiên, độ tuổi này có thể ít hơn tùy thuộc vào thời điểm bé gái có kinh lần đầu. Nếu trẻ đã 15 tuổi nhưng chưa bắt đầu có kinh, các bậc phụ huynh nên đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cụ thể về tình trạng dậy thì muộn.

3. Tốc độ phát triển chiều cao ở bé gái có khác bé trai không?

Thông thường, tuổi dậy thì ở các bé trai sẽ đến muộn hơn một chút so với các bé gái. Nói chung, các bé trai sẽ bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 10 -13 và trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt bậc từ 12 – 15 tuổi. Điều này có nghĩa là tốc độ phát triển chiều cao mạnh nhất ở các bé trai xảy ra muộn hơn khoảng 2 năm so với các bé gái.

Ngoài ra, hầu hết các bé trai sẽ ngừng tăng chiều cao khi 16 tuổi, tuy nhiên cơ bắp của chúng có thể tiếp tục phát triển.


Tốc độ phát triển chiều cao ở nam chậm hơn nữ
Tốc độ phát triển chiều cao ở nam chậm hơn nữ

4. Chiều cao trung bình của bé gái là bao nhiêu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, chiều cao trung bình được điều chỉnh theo độ tuổi dành cho phụ nữ trưởng thành từ 20 tuổi trở lên là 63,7 inch, tương đương với dưới 5 feet 4 inch.

Theo nghiên cứu đã cho thấy, khoảng một nửa số bé gái ở Mỹ sẽ cao dưới 50,2 inch (127,5 cm) khi 8 tuổi. Điều này đã chứng tỏ rằng có rất nhiều sự tăng trưởng xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn.

Dưới đây là bảng đánh giá chiều cao trung bình theo độ tuổi của nữ giới được tính theo inch và cm.

Tuổi Chiều cao trung bình (inch và cm)
8 50,2 inch (127,5 cm)
9 52,4 inch (133 cm)
10 54,3 inch (138 cm)
11 56,7 inch (144 cm)
12 59,4 inch (151 cm)
13 61,8 inch (157 cm)
14 63,2 inch (160,5 cm)
15 63,8 inch (162 cm)
16 64 inch (162,5 cm)
17 64 inch (163 cm)
18 64 inch (163 cm)

5. Di truyền có vai trò gì đối với sự phát triển chiều cao ở bé gái?

Chiều cao của mỗi người bị ảnh hưởng đáng kể bởi chiều cao của bố và mẹ. Do đó, các mô hình tăng trưởng chiều cao thường có xu hướng di truyền trong gia đình. Khi đánh giá sự tăng trưởng của một đứa trẻ, bác sĩ nhi khoa thường yêu cầu phụ huynh cung cấp các thông tin cơ bản về chiều cao của bản thân, tiền sử chiều cao của gia đình và các kiểu phát triển chiều cao.

Ngoài ra, một số cách khác cũng có thể được áp dụng để dự đoán chiều cao của một bé gái. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là dự đoán chiều cao của con thông qua chiều cao của bố và mẹ. Đối với cách tính này, bạn sẽ tiến hành cộng chiều cao của cả mẹ và bố với nhau (tính bằng inch), sau đó chia đôi. Tiếp theo, lấy số vừa chia được trừ đi 2.5 inch. Ngược lại, đối với bé trai sẽ được cộng thêm 2.5 inch để cho ra kết quả dự đoán chiều cao cuối cùng.

Chẳng hạn, một bé gái có bố cao 72 inch và mẹ cao 66 inch thì chiều cao dự đoán của cô bé sẽ được tính theo cách sau:

  • B1: 72 + 66 = 138
  • B2: 138/2 = 69
  • B3: 69 – 2.5 = 66.5

Vậy chiều cao dự đoán của bé gái là 66.5 inch, tương đương với 5 feet 6.5 inch. Tuy nhiên, con số này chỉ là một ước tính sơ bộ, thực chất khoảng sai số có thể lên đến 4 inch. Nhưng nhìn chung, bố mẹ càng cao thì con cái cũng sẽ càng cao và ngược lại.

XEM THÊM: Phát triển chiều cao cho trẻ giai đoạn dậy thì

6. Nguyên nhân nào gây ra sự chậm phát triển ở bé gái?

Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của một người, có thể bao gồm từ tình trạng suy dinh dưỡng đến việc sử dụng thuốc men.

Một số bé gái có thể bị chậm phát triển chiều cao do một số tình trạng sức khoẻ nhất định, chẳng hạn như viêm khớp nặng, các vấn đề về hormone tăng trưởng hoặc bệnh ung thư. Bên cạnh đó, một số điều kiện di truyền cũng liên quan mật thiết tới tình trạng chậm phát triển ở các bé gái. Chẳng hạn, ở những bé gái mắc phải hội chứng Noonan, hội chứng Down hoặc hội chứng Turner có thể có chiều cao thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, những bé gái mắc phải hội chứng Marfan có thể lại cao vượt trội hơn so với những thành viên khác cùng huyết thống.

Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của trẻ, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn một cách kỹ lưỡng. Khi bé gái đến tuổi dậy thì, sự tăng trưởng sẽ dừng lại vài năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Nhìn chung, nếu trẻ ở tuổi dậy thì bị chậm phát triển sẽ có ít thời gian để phát triển chiều cao hơn trước khi kết thúc giai đoạn phát triển vượt bậc.


Bé gái mắc bệnh Down sẽ gây ra sự chậm phát triển ở bé gái
Bé gái mắc bệnh Down sẽ gây ra sự chậm phát triển ở bé gái

7. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trong trường hợp sự phát triển thể chất của các bé gái có vẻ vượt xa hoặc đi sau so với các bạn đồng trang lứa, lúc này các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Đối với những bé gái không có dấu hiệu phát triển ngực ở tuổi 13 hoặc không có kinh nguyệt đầu tiên vào năm 15 hoặc 16 tuổi sẽ được coi là chậm dậy thì. Mặt khác, nếu một bé gái có dấu hiệu dậy thì vào 6 hoặc 7 tuổi sẽ được xem là dậy thì sớm.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng, nếu bé gái bị mắc phải một trong hai tình trạng trên thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để kiểm tra xem liệu bé đang có các vấn đề y tế hoặc nội tiết tố gây dậy thì sớm / muộn hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện chụp X-quang tuổi xương để xác định xem liệu trẻ có đang đi đúng hướng để đạt được chiều cao trung bình khi trưởng thành hay không.

XEM THÊM: Thực đơn dinh dưỡng phát triển chiều cao


Trẻ dậy thì sớm cần được đi khám bác sĩ để kiểm tra nội tiết tố
Trẻ dậy thì sớm cần được đi khám bác sĩ để kiểm tra nội tiết tố

8. Làm thế nào để tăng trưởng chiều cao tối ưu cho các bé gái?

Các bé gái có thể phát triển chiều cao từ nhỏ cho đến khi dậy thì. Nhìn chung, để đạt được mức chiều cao tối ưu và khoẻ mạnh, các bé gái cần thiết lập cho mình những thói quen tốt ngay từ thời thơ ấu, bao gồm ngủ đủ giấc, ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng và tập thể dục mỗi ngày.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ sự bất thường nào trong việc phát triển chiều cao của trẻ, tốt nhất bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt để giúp con tăng trưởng một cách tối ưu.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, Khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, chậm phát triển chiều cao, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, sàng lọc dậy thì sớm và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, .parents.com

Sản phẩm dinh dưỡng LOTTE KID A+

Nguồn gốc

  • Nguồn sữa nguyên chất hạng A loại 1
  • 100% không kháng sinh
  • 100% không hormone tăng trưởng trong tất cả các khâu chăn nuôi, thu gom, bảo quản và sản xuất
  • Link mua hàng TẠI ĐÂY
Lotte kid a+

Thông tin sản phẩm

  • Sản phẩm phù hợp dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
  • Cung cấp cho trẻ nguồn dưỡng chất đầy đủ, cân bằng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnhtoàn diện
  • Sản phẩm có chứa hàm lượng chất đạm, vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn, DHA dành cho trẻ có trọng lượng cơ thể thấp và trẻ biếng ăn
  • Có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua việc quét mã QR trên đáy lon.

Nhập khẩu và Phân phối chính hãng bởi: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XNK HOAN TT

87A đường Phạm Ngũ Lão, Phường Quang Trung, Hưng Yên, Việt Nam

>> Xem thông tin chi tiếtmua hàng công ty TẠI ĐÂY

Lưu ý:

  • Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.
  • Sản phẩm chứa sữa bò, đậu nành, cá. Cẩn trọng khi dùng với bé có tiền sử dị ứng

(Theo giấy phép quảng cáo sản phẩm số 07/XNQC-ATTP)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe