Bé 9 tháng cao 70cm có phải bình thường?

Chiều cao cũng được xem như một trong những chỉ số để theo dõi sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong năm đầu đời. Khá nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề bé 9 tháng cao 70cm thì có bình thường không? Bài viết này sẽ giúp cha mẹ của trẻ trả lời câu hỏi này.

1. Bé 9 tháng cao 70cm có bình thường không?

Trẻ 9 tháng tuổi bắt đầu hoạt động nhiều hơn và đang trong giai đoạn tập đi. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có sự phát triển theo các cột mốc riêng biệt. Cha mẹ cần cho trẻ thời gian để có thể luyện tập và làm quen với những điều mới lạ trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên lầm tưởng và giải thích những kỹ năng thể chất của trẻ như dấu hiệu của sự thông minh. Mặc dù, ai cũng mong muốn con mình phát triển tốt, toàn diện, nhưng những việc trẻ có thể thực hiện các công việc hàng ngày không liên quan đến khả năng tiếp thu kiến thức sau này.

Những tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ tăng trưởng khá nhanh cả về cân nặng và chiều cao. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường thắc mắc khi “trẻ 9 tháng cao bao nhiêu cm” được xem là đạt tiêu chuẩn hay “bé 9 tháng cao 70cm liệu có bình thường không”. Để giải đáp được những câu nghi vấn này, cha mẹ có thể sử dụng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới để xác định chiều cao tiêu chuẩn của trẻ.

Theo chỉ tiêu đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, chiều cao trẻ 9 tháng tuổi đạt ở mức trung bình 70.1 cm đối với trai và gái. Dựa vào số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, trẻ ở giai đoạn này tăng chiều cao trung bình khoảng 1.5 cm mỗi tháng. Chính vì vậy, để giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, cha mẹ cần có kế hoạch chăm sóc trẻ ở giai đoạn này một cách kỹ lưỡng hơn.


Bé 9 tháng cao 70cm liệu có bình thường không?
Bé 9 tháng cao 70cm liệu có bình thường không?

2. Cách xác định chiều cao của trẻ 9 tháng

Như đã trình bày ở trên nếu chỉ số cân nặng đánh giá sự tiếp thu dinh dưỡng của bé tốt nhất ở hiện tại thì chỉ số chiều cao cũng phản ánh chế độ dinh dưỡng của bé trong quá khứ. Chỉ số chiều cao ở trẻ cũng nên được so sánh giá trị ở hiện tại và thời gian trước đó để có cái nhìn tổng quát hơn về sự tăng trưởng của trẻ. Thường với những trẻ có dấu hiệu của sự tăng trưởng không bình thường được phản ánh qua chỉ số chiều cao thì khoảng tầm từ 2 - 3 tháng mới nhận thấy rõ điều này. Chỉ số chiều cao của trẻ sẽ ít thay đổi và ổn định hơn so với cân nặng.

Để xác định được chiều cao của trẻ khi đang ở mốc 9 tháng tuổi, cha mẹ có thể đo bằng cách đặt trẻ nằm. Bởi vì ở thời kỳ này trẻ chưa tự đứng được mà thường vẫn phải sử dụng một vật gì đó để vịn vào. Do đó, có thể khiến cho việc đo khó khăn và số liệu không chính xác.

Cha mẹ có thể đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng vuông góc với mặt đất và đánh dấu vị trí đầu, gót chân của trẻ. Sau đó tiến hành đo trên hai điểm này sẽ được chiều cao của trẻ.


Để xác định chiều cao trẻ 9 tháng 70 cm không, cha mẹ có thể đo bằng cách đặt trẻ nằm
Để xác định chiều cao trẻ 9 tháng 70 cm không, cha mẹ có thể đo bằng cách đặt trẻ nằm

3. Phương pháp chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi để phát triển toàn diện

Về chế độ dinh dưỡng:

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và mọc được 3 đến 4 chiếc răng lúc 9 tháng tuổi. Thức ăn cho trẻ ở giai đoạn này cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm tương ứng với các chất dinh dưỡng quang trọng và cần thiết. Cụ thể là nhóm chất đạm (bao gồm các loại thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa); nhóm chất béo (bao gồm các thực phẩm như dầu, mỡ, bơ,...); nhóm chất bột đường (bao gồm gạo, ngũ cốc, đậu đỗ...); nhóm vitamin và chất khoáng (bao gồm rau xanh, quả chín, các loại củ...).
  • Ở giai đoạn này trẻ đã biết phân biệt các loại món ăn ưa thích và không thích. Tuy nhiên, cha mẹ thường có thói quen xay nhuyễn tất cả các loại thực phẩm cùng nhau nên bé không cảm nhận được sự hấp dẫn của từng loại thực phẩm. Hơn nữa, trong thời kỳ này trẻ đã phát triển răng cửa nên đã có thể cắn và tập nhai. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn nhuyễn có thể sẽ gây chán ăn do hương vị thực phẩm bị biến mất, răng của trẻ phát triển không ổn định và kỹ năng nhai kém.
  • Việc cho trẻ ăn thức ăn từ bên ngoài cũng sẽ đòi hỏi cha mẹ cần thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách để tránh những nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng ...

Tắm nắng cho trẻ:

  • Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để trẻ hấp thu thêm nhiều vitamin D, giúp cho xương phát triển tốt.

Phát triển vận động của trẻ:

  • Trẻ càng vận động nhiều với các hoạt động như lật, bò, trườn và tập đi sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt hơn về thể chất, bao gồm cả chiều cao.

Chất lượng giấc ngủ:

  • Giấc ngủ của trẻ có tác động đối với phát triển chiều cao. Quá trình tiết hormon tăng trưởng thường được biết đến như điều kiện cần cho sự phát triển về chiều cao ở trẻ. Theo một nghiên cứu của Mỹ, ngủ có khả năng kích thích tuyến yên tiết ra hormon tăng trưởng này. Như vậy, nếu trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt sẽ khiến cho sự phát triển về chiều cao tốt hơn.
  • Cha mẹ cũng lưu ý không cho trẻ ăn thêm thức ăn trước khi đi ngủ. Vì khi nạp năng lượng quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến bé đầy bụng khó tiêu, dạ dày hoạt động làm trẻ ngủ không sâu giấc.
  • Cha mẹ hãy cho trẻ nằm đúng tư thế để giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Không nên cho trẻ gối đầu quá cao, sẽ khiến cho xương cột sống cũng như xương cổ của trẻ bị cong, lâu dần dẫn tới gù lưng.

Tóm lại, chiều cao trẻ 9 tháng tuổi đạt ở mức trung bình 70.1 cm đối với trai và gái. Chính vì vậy, để giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, cha mẹ cần có kế hoạch chăm sóc trẻ ở giai đoạn này một cách kỹ lưỡng hơn. Bên cạnh đó, bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe