Nuôi dưỡng trẻ nhỏ là một công việc không hề đơn giản, công việc này đòi hỏi bạn phải có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, sự phát triển của trẻ nhỏ ở từng giai đoạn. Sự phát triển của trẻ được đánh giá bởi nhiều yếu tố, nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó sự phát triển thể chất thường được đánh giá bởi chỉ số chiều cao và cân nặng. Vậy một bé 15 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là đạt tiêu chuẩn?
1. Bé 15 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân?
Cơ thể của một đứa trẻ 15 tháng tuổi sẽ có sự thay đổi đáng kể. Khả năng vận động, học hỏi cũng như bộc lộ cảm xúc của trẻ sẽ tốt hơn hơn rất nhiều.
Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện khi trẻ được 15 tháng tuổi, quá trình này diễn ra song song với quá trình mọc răng. Thường trẻ 15 tháng tuổi sẽ mọc được 11 chiếc răng sữa.
Đối với trẻ ở giai đoạn này, điều đáng lo ngại đó là nguy cơ trẻ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao do trẻ bị thiếu canxi và vitamin D. Khi đó trẻ sẽ chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, trẻ ngủ không ngon, hay khóc đêm,...
Đồng thời, trẻ có thể có biểu hiện biếng ăn dẫn tới chậm tăng cân, thậm chí có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chuẩn cân nặng của bé 15 tháng tuổi sẽ như sau:
Tiêu chuẩn cân nặng của bé gái 15 tháng tuổi đó là:
- Suy dinh dưỡng: Nếu cân nặng dưới 7.7kg.
- Nguy cơ suy dinh dưỡng: Nếu cân nặng dưới 8.5kg.
- Bình thường: Cân nặng khoảng 9.6kg.
- Nguy cơ béo phì: Nếu cân nặng trên 10.9kg.
- Béo phì: Nếu cân nặng trên 12.2kg.
Tiêu chuẩn cân nặng của bé trai 15 tháng tuổi đó là:
- Suy dinh dưỡng: Nếu cân nặng dưới 8.4kg.
- Nguy cơ suy dinh dưỡng: Nếu cân nặng dưới 9.2kg.
- Bình thường: Cân nặng khoảng 10.3kg.
- Nguy cơ béo phì: Nếu cân nặng trên 11.6kg.
- Béo phì: Nếu cân nặng trên 12.7kg.
Như vậy một bé 15 tháng tuổi nặng 7 - 8kg và bé là bé gái thì bé có thể có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng tùy theo mức cân nặng thực tế của bé. Nếu là bé trai 15 tháng tuổi mà chỉ nặng từ 7 - 8kg thì bé đang bị suy dinh dưỡng. Cả hai trường hợp này bạn đều cần đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
2. Bé 15 tháng nên ăn những gì?
Trẻ 15 tháng tuổi vẫn đang phát triển nhanh cả về thể chất lẫn tinh thần, vì thế chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng để trẻ tăng cân và đủ các chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh.
Về số bữa ăn, trẻ cần ăn 5 bữa mỗi ngày bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ, trẻ vẫn cần tiếp tục bú sữa mẹ. Nếu trẻ đã thôi bú mẹ, bạn nên cho trẻ uống thêm sữa công thức, hoặc sữa tươi. Các bữa phụ nên cho trẻ ăn hoa quả như là chuối, đu đủ, hồng xiêm, xoài, cam... và sữa chua, pho mai...
Lượng thực phẩm trong ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé 15 tháng tuổi cần có:
- Gạo (nấu cháo): 120 - 150 g.
- Thịt (hoặc cá, tôm...): 100 - 120 g, một tuần nên cho trẻ ăn 3- 4 quả trứng gà (cả lòng trắng và lòng đỏ).
- Sữa 500ml (nếu trẻ đã thôi bú mẹ).
- Dầu (mỡ): 20 - 30g (tương đương 4 - 6 thìa cà phê loại 5 ml).
- Rau xanh: 50 - 80g.
- Hoa quả chín: 100 - 120g.
Để giúp cho bé ăn ngon miệng đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bạn nên chế biến theo cách sau: Nấu một nồi cháo trắng nhừ, sau đó mỗi bữa múc một bát cho vào xoong con, rồi cho thêm thịt (như thịt bò, gà, lợn) hoặc là cá, tôm, trứng cùng với rau xanh, dầu ăn hoặc mỡ.
Để trẻ tăng chiều cao, bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi (như cua, tôm, phô mai, sữa chua) và sắt, kẽm (như thịt, lươn, tim, sữa chua). Chú ý cùng với chế độ ăn uống, bạn cần tăng cường cho bé vui chơi ngoài trời để tiếp xúc với ánh nắng giúp chuyển hóa vitamin D, hấp thụ canxi tốt hơn, qua đó phòng ngừa còi xương.
Ngoài ra vẫn cần cho trẻ uống đủ nước vì trẻ nhỏ có nhu cầu cao hơn người lớn (trung bình 100 ml/kg trọng lượng cơ thể/ngày), đặc biệt là vào mùa nắng, nóng nên cho bé uống nhiều nước hơn.
3. Chăm sóc bé 15 tháng tuổi như thế nào cho đúng?
- Cho trẻ tập nhai thức ăn: Bạn nên cho trẻ tập nhai thức ăn, nếu trẻ thích ăn miếng to hãy khuyến khích trẻ nhai bởi rất nhiều bé ngoài 2 tuổi vẫn không thể nhai thức ăn mặc dù đây là giai đoạn các trẻ khác có thể nhai tốt.
- Xây dựng kế hoạch ăn uống khoa học cho trẻ: Hầu hết trẻ ở tháng thứ 15 đều thích ăn các món ăn vặt hơn là ăn các thức ăn trong bữa ăn chính. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch ăn uống khoa học để hình thành thói quen sau này.
Nên cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ với các loại thức ăn lành mạnh như thế cơ thể của bé mới có thể hấp thu đầy đủ hàm lượng dưỡng chất.
Hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ. Thời gian lý tưởng cho việc ăn uống hàng ngày là bữa trưa từ 10 - 11 giờ và ăn tối lúc 17 giờ.
- Gợi ý thực đơn cho bé 15 tháng tuổi đủ dưỡng chất:
- Bữa sáng: Cháo thịt, tôm, bánh mì nướng và súp rau.
- Bữa trưa: Mì, trứng và salad
- Bữa tối: Cơm và thịt viên (hoặc cá) cùng với canh rau củ.
- Những lưu ý trong quá trình chế biến đồ ăn cho trẻ:
- Hạn chế sử dụng đường, muối trong thức ăn. Hãy tập cho trẻ ăn nhạt thay vì ăn mặn, chỉ nên cho khoảng 1/4 muỗng muối nhỏ.
- Nên dùng các loại dầu thực vật như là dầu đậu nành, dầu mè... sẽ tốt hơn dùng mỡ động vật.
- Nên nấu cháo hạt và cho bé tập ăn cơm nát.
- Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe cho bé, bạn nên:
- Cho bé ăn uống, ngủ nghỉ một cách khoa học, tránh để trẻ chơi cùng những trẻ bị cảm cúm hay một số bệnh lây nhiễm.
- Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn cùng các thói quen hữu ích khác. Đừng quên giải thích để giúp bé hiểu được tầm quan trọng của những việc mình làm.
4. Bé 15 tháng tuổi biết làm những gì?
Sang tháng thứ 15, bé sẽ hoàn thiện nhiều kỹ năng hơn trong đó:
- Bé 15 tháng tuổi có thể đứng và đi lại một cách vững vàng. Bé sẽ thích lục lọi, khám phá mọi thứ, mọi ngóc ngách trong nhà.
- Ở tuổi này, trẻ cũng bắt đầu nói rõ các từ đơn và biết gọi bố mẹ. Vì vậy, bạn nên chơi với bé nhiều hơn và dạy bé học nói cũng như ghi nhớ, làm quen với mọi đồ vật.
- Bé 15 tháng tuổi thích giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây là lúc bé phát triển tính tự lập và hình thành tính cách cá nhân rõ ràng nhất. Biểu hiện rõ nhất là trẻ tỏ ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời bố mẹ. Lúc này, bạn cần nhẹ nhàng giải thích, trò chuyện để bé hiểu hơn bởi giai đoạn 15 tháng tuổi là lúc trẻ hoàn toàn có thể hiểu được qua thái độ của người lớn.
Ngoài ra, bé 15 thág tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong