Trẻ sẽ bắt đầu thể hiện cá tính riêng của mình khi được 15 tháng tuổi. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi trẻ lớn lên. Bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh đánh giá được sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức ở trẻ 15 tháng tuổi.
1. Sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ 15 tháng tuổi
Đến 15 tháng tuổi, phần lớn (khoảng 75%) trẻ em đã có vốn từ vựng riêng như “ba, mẹ” với ít nhất ba danh từ khác và tất nhiên là câu nói yêu thích nhất mọi thời đại của trẻ mới biết đi, "Không!" . Đây cũng là những từ mà trẻ thường dùng. Trẻ 15 tháng tuổi cũng có thể làm theo những mệnh lệnh đơn giản, chẳng hạn như "Mang giày cho mẹ" hoặc "Đặt sách xuống". Trẻ cũng hiểu nghĩa của những cụm từ như "Không", "Lại đây", "Cho mẹ xem" và "Nhìn này."
Trẻ bắt đầu tò mò và chỉ vào các bộ phận trên cơ thể của mình. Trẻ nhận biết các bài hát yêu thích, có thể nhún nhảy, múa, lắc lư, vỗ tay khi được nghe các bài hát ấy.
Đây là thời điểm trẻ khám phá vì trẻ bắt đầu đặt tên hay gọi tên các vật xung quanh. Trẻ có thể nhận biết rõ các vật như sách, chai, bóng và có thể tìm thấy chúng nếu được đặt gần trẻ.
Để theo kịp những sự tìm tòi khám phá này, trẻ có thể phát triển cách nói bi ba bi bô theo cách riêng của trẻ và cố để nói chuyện với mẹ. Trẻ sẽ ôm và kéo chân của mẹ nếu cần sự chú ý của mẹ hoặc trẻ có thể đẩy hết đồ chơi về phía mẹ.
Nếu bé chậm nói, mẹ cũng đừng nên lo lắng quá vì mỗi đứa trẻ sẽ có sự khác nhau, trẻ sẽ dần phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Để khuyến khích kỹ năng phát triển ngôn ngữ của trẻ, bạn hãy nói chuyện với trẻ. Ngay cả khi bạn không hiểu tất cả những gì trẻ nói hoặc yêu cầu, hãy giao tiếp bằng mắt khi trẻ đang cố gắng giao tiếp với bạn và ghi nhận hoặc trả lời những yêu cầu và câu hỏi của trẻ bất cứ khi nào có thể, điều này sẽ thúc đẩy trẻ tiếp tục cố gắng.
Nếu trẻ đang dành thời gian học nói, hãy dành nhiều thời gian cùng nhau đọc sách. Ngay cả việc nhìn vào sách và chỉ ra những đồ vật quen thuộc sẽ giúp bé lưu trữ thông tin để sử dụng sau này. Cố gắng tránh sử dụng cách nói chuyện trẻ con vì nó có thể gây nhầm lẫn.
Trẻ 15 tháng tuổi khó ngồi yên để xem sách, trừ khi đó là ngay trước giờ đi ngủ. Nhưng trẻ sẽ trở nên thích xem tranh, với bố hoặc mẹ hoặc một mình.
2. Các mốc phát triển khác của trẻ 15 tháng tuổi
Trẻ 12 hoặc 13 tháng tuổi sẽ dùng ngón tay và sau đó dùng thìa đập xuống sàn hoặc chảo. Nhưng một đứa trẻ 15 tháng tuổi hiểu rằng thìa là để xúc thức ăn và sẽ cố gắng sử dụng nó cho đúng mục đích, chẳng hạn như khuấy bột yến mạch của mình vào bữa ăn. Thay vì chỉ kéo một cái chổi sau lưng, trẻ sẽ biết cách sử dụng nó để quét sàn nhà. Và khi bạn đưa lược cho trẻ, trẻ sẽ cố gắng chải tóc của chính mình, của búp bê hoặc thú nhồi bông. Việc hiểu cách sử dụng các đồ vật tương quan với khả năng sử dụng từ ngữ và diễn đạt ý tưởng của trẻ. Trẻ bắt đầu có thể suy nghĩ trước về cách mọi thứ hoạt động và kết quả của hành động của trẻ sẽ như thế nào.
Hãy để con bạn làm đầu bếp và đưa cho con một bát trộn nhựa, một máy đánh trứng bằng tay, thìa và rây lọc. Khi trẻ hoàn thành việc "nấu" món gì đó ngon cho bạn, hãy nhờ trẻ giúp bạn đặt một bàn ăn giả vờ để hai bạn có thể cùng nhau thưởng thức một bữa ăn giả.
Ngay khi trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ - tức là chúng vừa hiểu từ vừa bắt đầu sử dụng - trẻ cũng có khả năng giả vờ. Hầu hết các trò chơi giàu trí tưởng tượng của trẻ 15 tháng tuổi sẽ xoay quanh các hành vi của chính trẻ. Trẻ sẽ cầm một chiếc thìa và giả vờ ăn. Hoặc trẻ sẽ gục đầu vào lòng bạn và giả vờ ngủ. Trẻ đang sử dụng các hành động để thể hiện ý tưởng của mình, nhưng ở giai đoạn này, việc "giả vờ" phản ánh rất chặt chẽ hành vi thực tế. Trong thời gian tới, bạn sẽ nhận thấy trẻ có những bước tiến nhảy vọt về khả năng suy nghĩ bên ngoài thực tế.
Bạn cần theo dõi sát sao mọi hành động của trẻ bởi trẻ rất thích khám phá nhưng lại không nhận ra những nguy hiểm xung quanh.
3 năm đầu đời, khi não bộ đang phát triển và hoàn thiện là giai đoạn trẻ có khả năng nói và tiếp thu ngôn ngữ nhanh nhất. Những kỹ năng này sẽ được phát triển tốt trong một thế giới âm thanh phong phú, khả năng tiếp xúc nhất quán với lời nói và ngôn ngữ của người khác. Nếu những giai đoạn quan trọng này được trôi qua mà trẻ không được tiếp tục nhiều với ngôn ngữ, thì việc học sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý tất cả trẻ em đều phát triển theo nhịp độ riêng, vì vậy mẹ không nên so sánh trẻ với bạn bè cùng tuổi nhằm tránh gây áp lực cho trẻ.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong