Bảo quản thực phẩm khô đúng cách là tất cả hàng hóa khô phải có mã ngày tháng hoặc hạn sử dụng để đảm bảo việc sử dụng đúng thời hạn, tránh việc dùng thực phẩm hết hạn sử dụng có thể gây ra những bệnh lây truyền qua thực phẩm. Do đó tất cả các thực phẩm khô cần được che đậy, đóng gói cẩn thận để đảm bảo chất lượng duy trì và ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Vậy làm sao để bảo quản thực phẩm khô đúng cách? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
Việc lưu trữ những loại thực phẩm khô là rất cần thiết. Đường, muối, bột canh, bột mì, gạo hay thậm chí là các loại hạt đều cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Vậy phải bảo quản chúng như thế nào để vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau đó vẫn có thể sử dụng được. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
1. Làm thế nào để bảo quản thực phẩm khô chưa mở
Khi nói đến các thực phẩm khô chưa mở bao bì, có hai cách bảo quản phổ biến nhất là: để nguyên gói mở ra và sử dụng hoặc chuyển thực phẩm sang một hộp đựng sạch khá trong đó lựa chọn thứ 2 có vẻ được nhiều người áp dụng hơn.
Các loại thực phẩm như bột mì, đường hoặc gạo thường có dạng gói hình học, có thể xếp chồng lên nhau và việc bảo quản hoặc lưu trữ chiếm không nhiều diện tích. Ngoài ra việc nhà sản xuất ghi nhãn gốc trên bao bì làm cho việc xác định sản phẩm đã quá hạn sử dụng hay chưa trở nên đơn giản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những loại thực phẩm khô có thể cần được đóng gói lại ngay lập tức. Đó thường là khi gói hoặc thùng chứa có hình dạng khác nên rất khó để sắp xếp các loại thực phẩm khác xung quanh khiến nó chiếm nhiều không gian hơn so với bản thân sản phẩm.
Bên cạnh đó cũng không dễ xếp chồng lên nhau vì sản phẩm dễ bị hỏng trong quá trình này (như các loại mì ống có hình dạng lạ mắt, chẳng hạn như vỏ jumbo) Nếu một trong hai trường hợp này xảy ra, việc mở gói thực phẩm khô và chuyển chúng sang các lọ hoặc hộp đựng sạch khác ngay lập tức là điều cần được thực hiện.
Việc chuyển các loại thực phẩm khô từ hộp hoặc túi sang lọ có thể giúp các bà nội trợ sắp xếp tủ đựng thức ăn của mình một cách ngăn nắp và không bao giờ lo lắng về việc hết chỗ để đồ. Tất nhiên điều đó chỉ có thể xảy ra với những loại thực phẩm khô có kích thước nhỏ và thời hạn sử dụng lớn, nếu không việc chuyển thực phẩm sang các lọ đựng có thể khiến thực phẩm nhanh hỏng.
2. Làm thế nào để bảo quản thực phẩm khô đã mở nắp hoặc cắt bao bì?
Nếu sở hữu một chiếc tủ bếp lớn hơn, việc để nguyên gói thực phẩm khô đã mở sẽ không phải là vấn đề đáng quan tâm. Việc để đường và bột mì trong bao bì ban đầu trong tủ bếp trong nhiều tháng liền chắc chắn sẽ không gặp phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Nhược điểm duy nhất là chúng chiếm khá nhiều không gian lưu trữ. Tất nhiên, giữ các sản phẩm khô trong gói ban đầu của chúng không phải là lý tưởng. Chúng có thể hấp thụ một số mùi mạnh hoặc hơi ẩm từ môi trường, do đó các bà nội trợ cần phải luôn ghi nhớ và sắp xếp những loại thực phẩm nằm gần đó sao cho phù hợp.
Hiện nay, có một giải pháp thay thế mà nhiều người sử dụng là đóng gói lại những thực phẩm đó vào các thùng chứa chuyên dụng. Phương pháp này sẽ giúp các bà nội trợ sắp xếp tất cả các thực phẩm trong cùng một chỗ và cho phép xếp chồng lên nhau để các bà nội trợ có thể tận dụng toàn bộ chiều cao của kệ hoặc ngăn kéo tủ chứa đồ. Ngoài ra, họ cũng sẽ không còn phải lo lắng về bất kỳ mùi hôi nào có thể xâm nhập hoặc các loại côn trùng hoặc gặm nhấm có thể ăn mất thực phẩm. Dưới đây là các lựa chọn thông thường được sử dụng nhất:
- Các thùng chứa. Nếu bạn đang muốn đóng gói lại các loại thực phẩm dạng bột như bột hoặc đường, thì không cần tìm đâu xa. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất nếu các bà nội trợ mua một vài hộp chứa có cùng kích thước để họ có thể xếp chồng chúng lên nhau. Bên cạnh việc sở hữu những chiếc hộp lớn, một vài cái nhỏ hơn cũng rất hữu ích, vì chúng cho phép các bà nội trợ lưu trữ thức ăn thừa mà không chiếm hết không gian như những chiếc thùng lớn
- Lọ thủy tinh. Nếu các bà nội trợ muốn trưng bày các loại thực phẩm của mình trong phòng đựng thức ăn hoặc trong nhà bếp, thì những chiếc lọ thủy tinh là lựa chọn phù hợp. Những chiếc lọ có thể không giúp tận dụng tối đa không gian nhưng chắc chắn rằng trông chúng sẽ rất tuyệt. Những lọ đựng mì ống đầy màu sắc, bột ngô, yến mạch hoặc hạt cà phê có thể khiến không gian phòng bếp trở nên bắt mắt. Và đó chỉ là một trong những công dụng của lọ thủy tinh.
- Túi có thể mở rộng. Mặc dù các loại túi ziplock và túi có nắp đậy không dễ sắp xếp và chắc chắn không bảo vệ thực phẩm bên trong khỏi bị các sản phẩm khác nghiền nát, nhưng chúng có một lợi thế không thể phủ nhận. Chúng có thể phù hợp với hầu hết mọi nơi. Điều đó làm cho chúng trở thành một lựa chọn hoàn hảo để lưu trữ một lượng nhỏ thực phẩm (ví dụ: hạt tiêu, hạt vừng...) ở bất cứ nơi nào còn trống. Đó là góc trên bên trái của giá, trên tất cả các hộp đựng khác? Chúng cũng có thể giúp các bà nội trợ giữ lại một ít đường nâu hoặc mì ống còn sót lại.
3. Bảo quản thực phẩm khô và trái cây
3.1. Đóng gói và bảo quản thực phẩm khô
Thực phẩm khô dễ các loại côn trùng xâm nhập làm thức ăn và tái hấp thu độ ẩm nên phải được đóng gói và bảo quản ngay lập tức. Đầu tiên, cần làm nguội hoàn toàn thực phẩm. Thức ăn ấm có thể khiến hộp hoặc túi đựng hấp hơi và cung cấp độ ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đóng gói thực phẩm vào hộp chống côn trùng sạch và khô, càng chặt càng tốt nhưng cần chú ý để thực phẩm không bị nát. Bảo quản thực phẩm khô trong các lọ đóng hộp sạch và khô tại nhà, hộp nhựa trong tủ đông có nắp đậy kín hoặc trong túi nhựa của tủ đông. Đóng gói với các loại máy hút chân không cũng là một lựa chọn tốt và đóng gói thực phẩm với số lượng có thể sử dụng tất cả cùng một lúc. Mỗi lần mở gói lại, thực phẩm tiếp xúc với không khí và hơi ẩm có thể làm giảm chất lượng và dẫn đến hư hỏng. Đóng gói thực phẩm với số lượng vừa đủ cho mỗi lần sử dụng để chế biến các món ăn. Mỗi khi mở gói lại, thực phẩm tiếp xúc với không khí và độ ẩm làm giảm chất lượng của thực phẩm.
3.2. Bảo quản hoa quả, trái cây
Các nhà khoa học khuyến cáo không được để trái cây tiếp xúc trực tiếp với kim loại. Do đó nên cho trái cây vào túi nhựa trước khi cất vào hộp kim loại. Lưu huỳnh trong trái cây sẽ phản ứng với kim loại và khiến cho trái cây thay đổi màu sắc. Thực phẩm khô cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát, khô ráo và tối. Thời gian bảo quản khuyến nghị cho thực phẩm khô là từ 4 tháng đến 1 năm. Bởi vì chất lượng thực phẩm bị tác động bởi nhiệt độ bảo quản giúp xác định thời gian sử dụng; nhiệt độ càng cao thì thời hạn sử dụng càng ngắn. Hầu hết các loại trái cây sấy khô có thể bảo quản được 1 năm ở 15 o C, 6 tháng ở 26 oC.
Các loại rau chỉ có thời hạn sử dụng bằng một nửa so với trái cây. Thực phẩm khô được đóng gói có thể bị hỏng nếu hơi ẩm được tái hấp thu trong quá trình bảo quản do chưa hút hết không khí. Kiểm tra thực phẩm khô thường xuyên trong quá trình bảo quản để xem chúng có còn khô không.
Hộp thủy tinh là vật dụng tuyệt vời để bảo quản vì có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng độ ẩm bên trong hộp. Thực phẩm bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, nhưng không bị hư hỏng, nên được sử dụng ngay hoặc làm lại và đóng gói lại. Thức ăn bị mốc nên bỏ đi.
Độ ẩm của trái cây sấy khô tại nhà nên đạt ở mức khoảng 20 phần trăm. Khi trái cây được lấy từ thiết bị khử nước, độ ẩm còn lại có thể không được phân bổ đồng đều giữa các miếng do kích thước hoặc vị trí của chúng trong thiết bị khử nước. Điều hòa là quá trình được sử dụng để cân bằng độ ẩm. Nó làm giảm nguy cơ phát triển của nấm mốc. Để bảo quản trái cây, hãy lấy trái cây khô đã nguội và đóng gói kín trong lọ nhựa hoặc thủy tinh. Đậy kín các thùng chứa và để yên trong 7 đến 10 ngày. Độ ẩm dư thừa trong một số miếng sẽ được hấp thụ bởi các miếng khô hơn. Lắc lọ hàng ngày để tách các mảnh và kiểm tra độ ẩm ngưng tụ. Nếu ngưng tụ hơi nước trong bình, hãy đưa trái cây trở lại thiết bị khử nước để làm khô thêm. Sau khi làm khô, gói và bảo quản trái cây như mô tả ở trên.
Hầu như trong gian bếp của mỗi gia đình đều có những loại thực phẩm khô như gạo, lạc, đậu xanh, mực khô, tôm hay các loại hoa quả sấy khô.... Tuy nhiên việc bảo quản để những thực phẩm này mỗi khi được sử dụng vẫn mang lại sự an toàn cho sức khỏe là điều không phải bà nội trợ nào cũng biết. Do đó, cần tuân thủ một số phương pháp bảo quản thực phẩm để tránh việc bị côn trùng xâm nhập hoặc nấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng đăng ký khám trực tuyến trên Website để được phục vụ tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: nchfp.uga.edu, canitgobad.ne