Việc nắm được bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi là rất quan trọng. Đây là 1 trong những dấu hiệu giúp phụ huynh biết được con mình có phát triển tốt hay không. Nhờ đó sẽ có các biện pháp điều chỉnh kịp thời để giúp bé phát triển đồng đều và khỏe mạnh hơn.
1. Quá trình phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ
Trước khi biết chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu về quá trình phát triển của bé qua từng độ tuổi. Theo các bác sĩ nhi khoa, sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ qua từng giai đoạn sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:
- Giai đoạn sơ sinh: Chiều cao cân nặng của bé sẽ tăng nhanh mỗi tuần. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, cân nặng của trẻ có thể tăng đến 1, 2 lần so với lúc mới sinh. Chiều cao cũng tăng tỷ lệ thuận với cân nặng, tăng từ 25-75cm từ lúc sinh cho tới khi 1 tuổi.
- Giai đoạn từ 2-10 tuổi: Chiều cao của bé sẽ tăng lên khoảng 10cm nữa. Mức tăng trung bình thời điểm này là từ 85-86cm.
- Sau 10 tuổi: Chiều cao của trẻ sẽ tăng ở mức giảm dần. Mỗi năm tăng trung bình 5-6cm.
- Tuổi dậy thì: Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh chất. Chiều cao chuẩn của bé trai từ 12-14 tuổi tăng trung bình 7cm/ năm. Chiều cao chuẩn của bé gái từ 9-11 tuổi tăng trung bình 6cm/ năm.
Sau tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ chậm dần. Khi bước sang tuổi 22-25 thì chiều cao hầu như ngừng tăng thêm. Do vậy, trong “giai đoạn vàng” này cha mẹ nên cố gắng tăng chiều cao cho trẻ bằng cách cung cấp đầy đủ dưỡng chất, áp dụng các phương pháp đúng đắn để trẻ có cơ hội phát triển thể chất toàn diện.
2. Quy tắc cần biết trước khi tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Ngay từ lúc lọt lòng, cơ thể trẻ sẽ phát triển không ngừng cho đến khi hết tuổi dậy thì. Do vậy, trong giai đoạn từ 0-18 tuổi, cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con mình thông qua bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ do WHO công bố. Một điều cần lưu ý là chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái sẽ có sự khác biệt nhất định.
Trong đó:
- TB (Trung bình): Trẻ đạt mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.
- Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
- Kết quả trên +2SD: Trẻ bị thừa cân, béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao).
Ngoài việc so sánh với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, cha mẹ còn có thể đánh giá dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi nhất định, cha mẹ cần có những lưu ý riêng khi theo dõi cân nặng cho bé.
2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-19 tuổi theo WHO
2.1. Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-5 tuổi
Đây là giai đoạn rất quan trọng vì là thời điểm bé chập chững làm quen với thế giới xung quanh cũng như phát triển mạnh mẽ nhất. Theo đó, có 3 chỉ số về chiều cao cân nặng của bé mà cha mẹ cần lưu ý:
- Chỉ số cân nặng tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của trẻ < -2SD tức là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng thông thường. Điều này nghĩa là con bạn có thể đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
- Chỉ số chiều cao tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được của trẻ < -2SD so với mức trung bình thì con bạn có thể đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của trẻ có kết quả < -2SD so với mức trung bình (phát triển bình thường) thì khả năng cao trẻ đang mắc suy dinh dưỡng. Để cải thiện, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày cho bé.
2.2. Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 5-15 tuổi
Từ 5-15 tuổi (giai đoạn dậy thì) được xem như thời điểm vàng để trẻ phát triển, đặc biệt là về chiều cao. Lúc này, ngoài bảng cân nặng chuẩn cho bé thì cha mẹ cần tìm hiểu thêm về chỉ số khối cơ thể - BMI (Body Mass Index). Để tính chỉ số này, bạn chỉ cần lấy cân nặng của trẻ chia cho bình phương của chiều cao.
Dựa vào chỉ số BMI, cha mẹ có thể biết con mình có bị suy dinh dưỡng hay đang nằm trong diện thừa cân, béo phì cần phải có biện pháp để giảm cân hay không. Từ đó xác định được phương pháp tối ưu để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn “vàng” để phát triển chiều cao.
2.3. Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 15-19 tuổi
Khi trẻ đã bước vào tuổi dậy thì và cơ thể dần hoàn thiện để trở thành người lớn. Đối với hầu hết người trưởng thành, chỉ số BMI lý tưởng sẽ trong khoảng 18.5 đến 24.9. Ngoài chiều cao, cân nặng của trẻ cũng được đưa vào chỉ số BMI để xác định thể trạng dựa vào công thức:
Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao (m) x Chiều cao(m)
- Nếu chỉ số BMI của trẻ tính ra kết quả < -2SD thì tức là trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và cần được chăm sóc, bồi bổ thêm.
- Nếu chỉ số chiều cao của trẻ tính ra kết quả < - 2SD thì tức là trẻ chỉ đạt khoảng 90% so với chuẩn phát triển bình thường, có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Hy vọng các thông tin ở trên đã giúp các bậc cha mẹ nắm được bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi. Đối với trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, cha mẹ hãy chú ý bồi bổ, bổ sung thêm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho con. Bên cạnh đó, để hỗ trợ con phát triển chiều cao cũng có nhiều cách như: bổ sung vitamin và khoáng chất, khuyến khích con có lối sống năng động, lành mạnh, đảm bảo ngủ đủ giấc,... Trong những năm tháng đầu đời và tuổi thiếu niên, trẻ em rất cần sự quan tâm sát sao của cha mẹ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.