Nếu bạn đang cố gắng thêm nhiều rau, những thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của mình, thì ăn bí ngòi tươi hay ăn bí ngòi sống là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp. Khi loại bí này ngoài hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao còn có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau.
1. Lợi ích sức khỏe của bí ngòi
Bí ngòi không chỉ sử dụng đơn giản mà còn vô cùng có lợi cho sức khỏe của bạn. Bí ngòi hay còn được gọi là bí xanh thường có nhiều vào mùa hè từ khoảng tháng 6 đến tháng 8. Chúng được chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy từng khẩu vị của mỗi người.
Bí xanh thường được coi là một loại rau nhưng thực chất nó lại là một loại trái cây. Và cũng giống như nhiều loại trái cây khác, chúng ẩn chứa bên trong rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bạn.
- Nhiều chất dinh dưỡng: bí ngòi tươi cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cũng như các hợp chất thực vật có lợi khác như polyphenol. Các hợp chất này hoạt động giống các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tốt tế bào của bạn khỏi bị ảnh hưởng bởi các gốc tự do.
- Tiêu hóa khỏe mạnh: Kết hợp bí xanh trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tiêu hóa, bao gồm giảm tỷ lệ táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Bí ngòi chứa nhiều nước, nó cũng chứa một lượng đáng kể chất xơ, chất điện giải và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ăn bí ngòi thường xuyên cũng có thể giúp ngăn ngừa loét, IBS và ung thư ruột kết.
- Làm chậm quá trình lão hóa: Lão hóa là kết quả của hoạt động của các chất độc, gốc tự do và tình trạng viêm nhiễm mà cơ thể tiếp xúc qua nhiều năm. Các chất độc và chứng viêm này có thể được giảm bớt nhờ các chất chống oxy hóa và thực phẩm chống viêm. Bí ngòi tươi rất giàu chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng thực vật chống viêm, giúp loại bỏ các gốc tự do và chứng viêm dư thừa trong cơ thể .
- Giảm lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường là những vấn đề trở nên tồi tệ hơn do chế độ ăn uống nhiều carbohydrate (không lành mạnh) và ít chất xơ. Bằng cách thêm bí xanh trong chế độ ăn uống của bạn, bạn sẽ tăng lượng chất xơ. Những thay đổi chế độ ăn uống này có thể giúp giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm với insulin.
- Hỗ trợ tuần hoàn khỏe mạnh: Bí ngòi tươi chứa ít chất béo và natri, nhưng lại giàu chất xơ và kali. Những đặc tính này giúp duy trì lưu thông máu khỏe mạnh.
- Cải thiện sức khỏe của mắt: Bí ngòi là một nguồn tốt các chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thực vật bảo vệ sức khỏe, bao gồm vitamin C, beta-carotene, mangan, zeaxanthin và lutein. Zeaxanthin và lutein đặc biệt hữu ích trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của mắt bằng cách chống lại các gốc tự do. Điều này làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
- Tăng cường năng lượng: Bởi vì bí xanh là một nguồn giàu vitamin B, đặc biệt là folate, riboflavin và B6, có thể giúp thúc đẩy sản xuất năng lượng trong cơ thể. Điều này làm giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng. Cơ thể cần vitamin B để chuyển hóa protein và carbohydrate. Những loại vitamin này cũng hỗ trợ các chức năng khác nhau của não bao gồm cả nhận thức.
- Giảm cân: Vì bí xanh có hàm lượng calo thấp, nhiều nước và chất xơ nên đây là thực phẩm tuyệt vời cho những ai mong muốn giảm trọng lượng cơ thể. Cần lưu ý rằng trọng lượng cơ thể dư thừa thường là kết quả của việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm chứa carbohydrate và đường.
2. Bạn có thể ăn sống bí ngòi không?
Trong hầu hết các trường hợp, bí xanh sống là an toàn để ăn với ít hoặc không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể gặp phải một vài quả có vị đắng. Vị đắng này xuất phát từ cucurbitacins, một nhóm hợp chất được tìm thấy trong các thành viên của họ bầu bí, chẳng hạn như bí ngô, bí xanh và bầu.
Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cucurbitacins có liên quan đến ngộ độc và tử vong ở cừu và gia súc. Còn ở người, chúng có liên quan đến hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, rụng tóc và thậm chí tử vong. Mặc dù ngộ độc cucurbitacin rất nguy hiểm, nhưng quả bí xanh mua ở cửa hàng rất hiếm khi xảy ra tình trạng này, vì các nhà cung cấp có xu hướng lai tạo chọn lọc các loại cây trồng có hàm lượng cucurbitacin thấp. Thay vào đó, hãy cẩn thận khi ăn bí ngòi hoang dã, vì chúng có nhiều khả năng chứa các hợp chất này.
Một tác dụng phụ khác của việc ăn bí ngòi sống là đầy hơi. Điều này là do các chất dinh dưỡng như cellulose, một thành phần cấu trúc của thành tế bào thực vật và chất xơ hòa tan, được lên men bởi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh của bạn và tạo ra khí như một tác dụng phụ.
Cuối cùng, giống như bất kỳ loại trái cây sống nào, có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tiềm ẩn. Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, hãy đảm bảo rửa trái cây thật sạch bằng nước lạnh trong khi chà sạch vỏ bằng bàn chải mềm. Bảo quản bí ngòi đã cắt trong tủ lạnh với túi nilon sạch dễ tiêu hủy.
3. Cách tốt nhất để thưởng thức món bí ngòi sống
Thông thường bí ngòi sẽ ngon hơn khi được nấu chín, bởi dễ dàng kết hợp với các hương vị khác, không còn vị hăng nồng và có thể mang lại nhiều dinh dưỡng mà không làm mất đi hương vị của những thực phẩm đi kèm. Tuy nhiên, có một số cách để ăn sống bí ngòi sẽ không làm bạn mất cảm giác ngon miệng. Một trong những cách phổ biến hơn để ăn bí ngòi sống là biến nó thành mì hay đúng hơn là zoodles.
Zoodles là một cách cực kỳ dễ dàng để loại bỏ lượng carbs thừa được đưa vào bàn ăn dưới dạng món mì ống giàu tinh bột, bạn không cần phải nấu chúng vì khi bạn nạp chúng sẽ khá mềm và dẻo đặc biệt nếu bạn đang thêm chúng vào món "salad mì ống.
Một cách mới lạ khác để ăn bí ngòi sống là cắt lát mỏng theo chiều dài và sử dụng chúng làm "vỏ" của một món nào đó. Cách này không chỉ đóng vai trò như một phương tiện chứa đồ mà còn bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi đã biết được lợi ích và cách chế biến bí ngòi, bạn có thể thêm chúng vào bữa ăn hàng ngày để có được nhiều giá trị nhất từ loại quả giàu dinh dưỡng này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.