Bàn chân quay vào trong ở trẻ có cần phẫu thuật?

Bàn chân quay là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển ở trẻ nhỏ mới tập đi. Như các dị tật bàn chân thông thường, chân quay vào trong thường không gây đau đớn hoặc ngăn cản trẻ tập đi, chạy nhảy và cũng thường tự điều chỉnh. Ngược lại, nếu tình trạng này tiếp tục và không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng vĩnh viễn về sau.

1.Bàn chân quay vào trong ở trẻ là gì?

Dị tật bàn chân quay vào trong là khi chân của trẻ hướng vào trong thay vì hướng thẳng về phía trước khi trẻ đi hoặc chạy nhảy.

Đối với hầu hết trẻ mới biết đi, việc hai bàn chân quay vào trong hoàn toàn không gây đau đớn gì cho trẻ và có thể xem là bình thường. Động tác bàn chân xoay vào trong có thể xuất phát từ việc các ngón chân quay vào trong do những chuyển động quay ở xương ống chân hoặc xương đùi. Sau đó, dị tật bàn chân này thường được cải thiện khi trẻ lớn lên. Hầu hết trẻ em có ngón chân đều hoàn toàn có thể học cách đi, chạy và chơi thể thao giống như trẻ có bàn chân hướng thẳng về phía trước.

Mặt khác, nếu chân quay vào trong không phải tự khởi phát trong quá trình tự tập đi của trẻ, dị tật này có thể là hậu quả của các bệnh lý như:

  • Trật ngược xương đùi: Cơ chế là khi xương đùi bị xoắn và quay vào trong. Hông có thể xoay vào trong nhiều hơn bình thường. Nhiều trẻ mắc chứng vẹo xương đùi có thể ngồi ở tư thế “W”. Ở hầu hết tất cả trẻ em, xương đùi sẽ dần dần tự điều chỉnh và không bị tiếp tục xoắn vào trong. Điều này có xu hướng sẽ xảy ra khi trẻ đến tuổi đi học và diễn ra trong nhiều năm mà không đòi hỏi phải cần nẹp, giày, bài tập hoặc các thao tác nắn chỉnh xương gì đặc hiệu.

Dị tật bàn chân cong vào trong - metatarsus Adductus
Dị tật bàn chân cong vào trong - metatarsus Adductus

  • Xoắn xương chày: Cơ chế là khi xương chày bị xoắn và quay vào trong. Dị tật này thường gây ra hai chân của trẻ xoay vào trong để chân của trẻ vừa vặn với tử cung của mẹ khi mang thai. Ở hầu hết tất cả trẻ em, xương chày sẽ dần dần tự điều chỉnh mà không cần vặn xoắn trở lại nhưng điều này cũng có thể mất nhiều năm.
  • Metatarsus Adductus: Đây là dị tật bàn chân cong vào trong và có thể trông hơi giống dị tật bàn chân khoèo ở mức độ nhẹ. Tương tự các tình huống nêu trên, tình trạng này thường tự khắc phục sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bàn chân không tự cải thiện trong năm đầu đời, trẻ cần phải được lên kế hoạch nắn chỉnh hoặc bó bột.

Ngoài ra dị tật chân xoay vào trong có thể liên quan đến tiền sử gia đình hay thai to, dẫn đến sự chật chội trong lòng tử cung vào tam cá nguyệt cuối.

2.Các triệu chứng của chân xoay vào trong như thế nào?

Hầu hết trẻ em bị dị tật chân xoay vào trong chỉ được phát hiện khi đã đến độ tuổi từ 8 đến 10. Tuy nhiên, trước thời điểm trước đó, bác sĩ nhi khoa có thể cảnh bảo cha mẹ các dấu hiệu gợi ý như sau:


Trẻ than đau chân khi đi có thể là dấu hiệu của chân xoay vào trong
Trẻ than đau chân khi đi có thể là dấu hiệu của chân xoay vào trong

  • Bàn chân có hình dạng như mặt trăng lưỡi liềm, chủ yếu ở trẻ sơ sinh
  • Ống chân hoặc xương đùi quay vào trong
  • Trẻ tập đi khập khiễng
  • Trẻ than đau hoặc sưng chân khi đi
  • Các vấn đề về dáng đi, cách đi như dễ vấp ngã hoặc vụng về bất thường dù trẻ vẫn rất thích được tự mình thường xuyên đi lại.

3.Làm cách nào để xác định chân xoay vào trong ở trẻ?

Bác sĩ khi thăm cần tìm hiểu kỹ tiền sử, đặc biệt là về tiền căn sinh nở và các mốc phát triển. Bất kỳ tiền sử trẻ bị đau hoặc đi khập khiễng cũng nên được cha mẹ báo cáo với bác sĩ.

Trong phần khám, bác sĩ sẽ cần quan sát cách trẻ đi bộ và chạy nhảy cũng như kiểm tra phạm vi chuyển động của hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Bác sĩ cũng sẽ khám thần kinh để kiểm tra độ căng của cơ, chức năng thần kinh - cơ và sự phối hợp giữa các bộ phận này. Đồng thời, trẻ cũng sẽ được lưu ý xem có bị lật ngược xương đùi, xoắn xương chày hay chứng chèn ép cổ chân hay không.

Các cận lâm sàng về hình ảnh học thông thường cũng cần thiết nhằm xác định trẻ có thực sự bị chân xoay vào trong hay không và nguyên nhân là gì. Các hình ảnh chẩn đoán bao gồm chụp X quang, chụp CT để đánh giá sự thẳng hàng của các xương chân hoặc nội soi huỳnh quang (video X-quang) để quan sát chuyển động của các xương chân khi trẻ cử động.


Chụp CT để đánh giá sự thẳng hàng của các xương chân khi trẻ cử động
Chụp CT để đánh giá sự thẳng hàng của các xương chân khi trẻ cử động

4.Dị tật chân xoay vào trong điều trị bằng cách nào?

Việc phát hiện thấy chân xoay vào trong ở trẻ mới biết đi là chưa cần điều trị gì ngoài việc quan sát. Có thể mất nhiều năm để xương không còn bị xoắn nữa khi trẻ lớn dần lên. Một số cách thức như dùng giày, niềng chân đặc biệt hoặc nắn chỉnh cột sống đã cho thấy là không giúp cải thiện tình trạng chân xoay vào trong được nhanh hơn.

Nếu tình trạng trẹo xương đùi hoặc xoắn xương chày vẫn còn trong độ tuổi thiếu niên và gây ra các vấn đề về vấp ngã khi đi lại, bàn chân quay vào trong ở trẻ có thể cần phẫu thuật. Các bác sĩ chỉnh hình sẽ can thiệp cắt và xoay xương.

Tóm lại, bàn chân quay vào trong ở trẻ thường thấy khi trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. May mắn là dị tật bàn chân này có xu hướng cải thiện khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể tự thuyên giảm, dáng đi bất thường sẽ khiến trẻ gặp khó chịu, kéo dài dai dẳng do lực xoắn bên trong tăng lên. Lúc này, các phẫu thuật điều chỉnh cần thực hiện sớm nhằm kịp thời điều chỉnh chức năng của dáng đi sớm cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe