Nôn trớ ở trẻ em: Định nghĩa, nguyên nhân, tiếp cận các biểu hiện

Bài viết được viết bởi BSCK II Bùi Thu Hương, Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nôn trớ là những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây có thể là biểu hiện của việc ăn uống sai lầm hoặc cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Vậy cách tiếp cận biểu hiện nôn trớ ra sao, những nguyên nhân thực sự của biểu hiện này là gì?

1. Định nghĩa

  • Nôn là hiện tượng thức ăn chứa trong dạ dày hoặc ruột bị đẩy ra ngoài một cách tùy ý hay không, do sự co bóp cơ trơn dạ dày ruột kèm theo sự co thắt của các cơ vân thành bụng.
  • Trớ là luồng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn, không có sự co thắt của các cơ vân mà căn nguyên đơn thuần thường do thực quản.

2. Tiếp cận biểu hiện nôn trớ ở trẻ

  • Thời gian xuất hiện nôn
  • Tiến triển: Thường xuyên, tăng dần, giảm đi,...
  • Đặc điểm nôn liên quan đến bữa ăn: Nôn sau ăn, nôn muộn,...
  • Chất nôn: Thức ăn, sữa, dịch mật, phân, máu,...
  • Triệu chứng kèm theo nôn: Đau bụng, bí trung đại tiện, sốt, đau đầu, chóng mặt, nôn khi ho, tiêu chảy,...
  • Trẻ sơ sinh: Hỏi mẹ có bị đa ối không (Teo TQ)

Một số trẻ khi nôn trớ sẽ kèm theo cả triệu chứng đau bụng
Một số trẻ khi nôn trớ sẽ kèm theo cả triệu chứng đau bụng

3. Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ em

3.1. Nôn do nguyên nhân tiêu hóa

  • Nôn do sai lầm ăn uống: Kèm theo tiêu chảy, dị ứng, SDD,...;
  • Nôn do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Tiêu chảy do Rotavirus, ngộ độc thức ăn do tụ cầu,...;
  • Nôn do dị tật: tắc, hẹp ống tiêu hóa như: Teo TABS, hẹp môn vị, tắc tá tràng, tắc ruột thấp;
  • Nôn do các bệnh cấp cứu ngoại khoa đường tiêu hóa: Lồng ruột, VRT, XHTH, tắc ruột;
  • Nôn do bệnh lý nội khoa tiêu hóa: GERD, viêm loét dạ dày tá tràng, dị ứng sữa.

Tiêu chảy do Rotavirus gây nôn trớ ở trẻ
Tiêu chảy do Rotavirus gây nôn trớ ở trẻ

3.2. Nôn do nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa

  • Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu cấp;
  • Nôn do bệnh lý não, màng não: U não, CTSN, XHN-MN;
  • Nôn do bệnh lý nội tiết, RLCH: Nôn chu kỳ, TSTTBS, bệnh RLCH acid amin, acid hữu cơ,...;
  • Nôn do ngộ độc thuốc, hóa chất: Uống quá liều Vitamin A, D, ngộ độc chì;
  • Nôn do bệnh lý tâm thần.

Trẻ nôn, trớ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi
Trẻ nôn, trớ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi

4. Khám lâm sàng

Lứa tuổi: dị tật tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Phát triển cơ thể: nôn kéo dài gây suy dinh dưỡng, mất nước điện giải mạn tính.

Phát hiện các triệu chứng đi kèm nôn:

  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, bí trung đại tiện, chướng bụng, đau bụng, ỉa máu, thăm hậu môn có máu,...
  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn: sốt, rét run, xanh tái, đau tai, đái buốt, đái dắt, phát ban,...
  • Dấu hiệu não – màng não: co giật, đau đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng, mờ mắt, chu vi đầu tăng,...
  • Dấu hiệu bệnh hô hấp cấp, mạn tính: nôn gây viêm phổi hít, GERD,...

5. Khám cận lâm sàng

Xác định hậu quả nôn: ĐGĐ, CTM, ceton niệu, X-quang phổi

Xác định nguyên nhân nôn:

  • Ngoại khoa: Chụp bụng không chuẩn bị, siêu âm bụng, chụp dạ dày ruột có cản quang;
  • Bệnh nhiễm khuẩn: CTM, CRP, cấy phân, cấy nước tiểu, cấy máu, khám tai-mũi-họng...;
  • RLCH, nhiễm độc: thể ceton niệu, Glucose máu, ure huyết, ĐGĐ, lactat,...;
  • Bệnh thần kinh: chọc DNT, soi đáy mắt, chụp sọ não, điện não đồ,...;
  • Khám tâm thần.

6. Xử trí

  • Bù nước điện giải;
  • Không dùng thuốc chống nôn khi theo dõi các chỉ định ngoại khoa;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống;
  • Thay đổi tư thế bế ẵm trẻ;
  • Nôn do co thắt môn vị: dùng Atropin, Motilium, Domperidon, Primperan;
  • Điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân.

Nhìn chung, nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể là hiện tượng bệnh lí đường tiêu hóa. Để tránh tình trạng nôn trớ xảy ra ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên quan sát tìm hiểu nguyên nhân để giúp con giảm thiểu tình trạng này. Nếu tình trạng nôn trớ có chiều hướng tăng nặng và kéo dài, bố mẹ cần đưa con đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi để có hướng điều trị triệt để.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất:

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị trào ngược dạ dày thực quản?

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe