Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 hay bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến một số biến chứng cho thai nhi. Khi được chẩn đoán sớm và dùng các phương pháp điều trị an toàn thì có thể giúp giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh. Vậy bà bầu bị cảm cúm những tháng đầu thai kỳ phải làm sao?
1. Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu nguy hiểm thế nào?
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu là một vấn đề phức tạp liên quan đến sức khỏe thai phụ và sự phát triển của bào thai, do đó cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vậy làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu chính xác bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu?
Một điều quan trọng nhất là bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 3, tháng thứ 4 không nên tự ý điều trị tại nhà hay chỉ dẫn của những người không có chuyên môn. Sốt ở mẹ bầu bị cảm cúm gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong tỷ lệ 6 – 8% và tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
1.1. Các triệu chứng cảm cúm ở bà bầu
Các triệu chứng bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu thường gặp nhất bao gồm:
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ;
- Ho, đau rát họng, viêm họng;
- Sốt cao (trên 37 độ C), có cảm giác ớn lạnh hoặc cơ thể run rẩy. Tuy nhiên, một số thai phụ không bị sốt;
- Thai phụ bị nhức đầu hoặc đau cơ;
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Tất cả các triệu chứng này có thể kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn, một số thai phụ có thể bị bệnh cảm cúm trong một thời gian dài hơn.
1.2. Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu nguy hiểm thế nào?
Nguy cơ với mẹ:
- Có nhiều khả năng bị chuyển dạ sinh non (chuyển dạ xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ);
- Thai bị lưu và sảy thai;
- Nếu bị nhiễm trùng (đặc biệt là viêm phổi) có thể nghiêm trọng. thậm chí gây tử vong cho mẹ;
- Có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng hơn những người trưởng thành khác.
Tác hại với thai nhi:
Tuy không phải tất cả các loại virus gây bệnh ở mẹ bầu đều gây dị tật ở thai nhi. Các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm kèm theo sốt có ghi nhận dị tật ở thai nhi. Các dị tật đó là:
- Thai vô sọ (Anencephaly);
- Nứt đốt sống;
- Thoát vị não (Encephalocele);
- Sứt môi, hở hàm ếch;
- Chứng mất trương lực/ hẹp đại tràng;
- Bất sản thận hai bên;
- Khuyết tật giảm chi;
- Chứng đau dạ dày.
2. Bà bầu bị cảm cúm những tháng đầu thai kỳ phải làm sao?
2.1. Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu 4 tháng bị cảm cúm phải làm sao? Thì việc đầu tiên cần làm là giữ tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng, bởi vì bà bầu mang thai những tháng đầu là khoảng thời gian thai nhi đang phát triển mạnh và đã hình thành nên một số cơ quan nhất định, những tai biến sản khoa lúc này ít ảnh hưởng đến thai nhi hơn so với các giai đoạn phát triển thai nhi khác. Tuy nhiên, thai phụ và gia đình cũng không nên chủ quan, xem thường, mà cần theo dõi, kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân, để kịp thời phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể và cả ở thai nhi.
Dưới đây là một số cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng đầu:
- Bà bầu 3 tháng đầu bị cảm cúm chỉ nên nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục.
- Thai phụ nên uống đủ nước để ngăn chặn mất nước khi sốt.
- Bà bầu cũng nên uống thêm nước hoa quả chứa nhiều vitamin C, các khoáng chất quan trọng khác để khôi phục nhanh sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Bà bầu hãy cố gắng không bỏ bữa, bồi dưỡng cho cơ thể với chế độ ăn loãng như cháo, súp, sữa ấm... giàu chất dinh dưỡng.
- Bà bầu cũng cần hạn chế việc vận động, không để cơ thể quá nóng, ra nhiều mồ hôi.
Nếu các triệu chứng của cảm cúm không thuyên giảm (sau 2-3 ngày) và có thêm một vài triệu chứng như nôn ói, khó thở, sốt cao, choáng váng,... thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngày, vì để lâu có thể gây biến chứng nặng.
Đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa:
- Khi bà bầu xuất hiện bất cứ triệu chứng khó chịu nào thì gia đình nên đưa thai phụ đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất hoặc cơ sở y tế đã thăm khám trước đó để được chẩn đoán một cách chính xác, cũng như hướng dẫn điều trị hiệu quả bằng những phương pháp an toàn nhất.
- Thêm vào đó, loại thuốc trị cảm cúm thông thường nên tránh sử dụng cho bà bầu. Bởi vì những loại thuốc này có những tác dụng phụ cũng như chống chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai. Nếu cố tình sử dụng sẽ nguy hiểm cho bà bầu dẫn đến sảy thai, thai dị tật, nhiễm độc thai nghén...
Một số loại thuốc thai phụ cần tránh sử dụng:
- Nhóm thuốc chống virus như Tamiflu, Flumadine, Relenza, Symmetrel.
- Thuốc Aspirin.
- Thuốc điều trị cảm cúm, cảm lạnh, ho như Guaifenesin và ức chế ho Dextromethorphan.
Nếu chữa trị cảm cúm bằng thuốc thì bà bầu nên dùng theo đơn tkê của bác sĩ chỉ định.
2.2. Một số biện pháp phòng ngừa bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu cần phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm để đưa ra cách phòng ngừa, điều trị phù hợp. Biện pháp tốt nhất là nên phòng ngừa bị cảm cúm để bảo vệ bản thân và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
- Bà bầu nên tránh dùng chung thức ăn, đồ dùng hoặc cốc với người có nguy cơ cảm cúm khác.
- Bà bầu nên tránh chạm tay vào mắt, mũi và cổ họng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để ngăn chặn sự lây lan của virus. Bà bầu nên mang theo dung dịch rửa tay nhanh để rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc trước bữa ăn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc nhưng đeo khẩu trang khi gặp những người nghi bị nhiễm cảm cúm.
- Bà bầu nên tiêm phòng đầy đủ các mũi cúm và các loại vắc-xin khác trước hoặc trong khi mang thai.
- Bà bầu nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng góp phần ngăn ngừa bệnh cúm vì những thói quen này giúp tăng cường sức đề kháng.
3. Những mẹo dân gian chữa bệnh cho bà bầu bị cảm cúm
Bà bầu bị cúm nên hạn chế trong việc sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh, ngoại trừ có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, một sự lựa chọn an toàn khác cho bà bầu là sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc đông y cổ truyền. Dưới đây là một vài biện pháp dân gian điều trị bệnh cảm cúm cho bà bầu một cách hiệu quả đó là:
- Sử dụng lá kinh giới, tía tô: Lấy 15g lá kinh giới, 15g tía tô mỗi loại và 25g cam thảo đem đun sôi và lấy nước cho bà bầu uống. Bởi theo Y Học Cổ Truyền, kinh giới và tía tô là hai loại cây tính ấm, vị cay có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa nóng sốt, cảm gió. Bà bầu bị cảm cúm sẽ thấy có tác dụng nhanh chóng.
- Xông hơi bằng lá thuốc: Lấy lá bưởi, húng quế, bạc hà, tía tô, ngải cứu, rau ngổ, giềng, chanh... mỗi loại một ít, vừa đủ dùng cho một lần xông. Cho các loại lá vào nồi đun cùng nước để xông. Khi nước xông sôi khoảng 3-5 phút tiến hành xông bằng cách trùm chăn kín hoặc trong buồng kín. Thời gian xông thích hợp từ 5-10 phút giúp bà bầu thấy thoải và hết cảm cúm.
Tóm lại, bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu là một vấn đề phức tạp liên quan đến sức khỏe thai phụ và sự phát triển của bào thai, do đó cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bà bầu muốn áp dụng các phương pháp trị cảm cúm bất kỳ nào, kể cả điều trị theo đông y thì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.