Nằm trong danh sách thực phẩm hỗ trợ giảm cân, cà chua có chứa chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ chống lại bệnh ung thư và đột quỵ. Bên cạnh đó, cà chua cũng có tác dụng cải thiện huyết áp và giữ cho trái tim của bạn luôn khỏe mạnh.
1. Nguồn gốc của trái cà chua
Cà chua là một loại trái cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cà chua đã trở thành một phần của chế độ ăn uống của con người từ ít nhất 500 năm trước Công nguyên. Khi đó, các nhà sử học tin rằng người dân ở miền nam Mexico ngày nay đang trồng trọt loại cây này. Theo thời gian, cà chua trở nên phổ biến đối với người châu Âu. Nhiều người đã mang cà chua đến khắp các nơi khác nhau trên thế giới để trồng trọt.
Về mặt thực vật, cà chua là một loại trái cây vì chúng có chứa hạt và cây tạo ra một bầu hoa chín. Tuy nhiên, hầu hết các công thức nấu ăn có cà chua đều được coi như một loại rau củ. Thậm chí, vào năm 1893 Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã tuyên bố cà chua là một loại rau.
Bạn có thể thấy cà chua có nhiều màu sắc khác nhau như: vàng, xanh lá cây, cam và tím. Mỗi giống cà chua khác nhau sẽ có hình dạng, kích cỡ, hương vị riêng. Cà chua chứa nhiều vitamin mang lại các lợi ích sức khỏe khác nhau.
XEM THÊM: Ăn cà chua có tác dụng gì? Ăn hạt cà chua có tốt không?
2. Thành phần dinh dưỡng của cà chua
Trong quả cà chua chiếm tới 95% hàm lượng nước, 5% còn lại là các carbohydrate và chất xơ. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong một quả cà chua sống nhỏ (100 gram):
- Lượng calo: 18
- Nước: 95%
- Chất đạm: 0,9 gam
- Carb: 3,9 gam
- Đường: 2,6 gam
- Chất xơ: 1,2 gam
- Chất béo: 0,2 gam
- Carb bao gồm 4% cà chua sống, có ít hơn 5 gam carbs cho một mẫu vật trung bình (123 gam).
- Đường đơn như glucose và fructose, chiếm gần 70% hàm lượng carb.
Cà chua là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một quả cà chua cỡ trung bình sẽ cung cấp khoảng 1,5 gam chất xơ. 87% chất xơ trong cà chua là không hòa tan, nó ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.
Vitamin C có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Một quả cà chua cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 28% lượng tiêu thụ vitamin C hàng ngày ( theo RDI). Chất kali trong cà chua giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim. Chất Vitamin K1 còn được gọi là phylloquinone. Vitamin K rất quan trọng đối với quá trình đông máu và ngăn ngừa loãng xương.
Hàm lượng vitamin và các hợp chất thực vật trong cà chua có thể khác nhau rất nhiều giữa các giống và thời kỳ lấy mẫu.
XEM THÊM: Ăn cà chua giúp giảm nguy cơ trầm cảm
3. Những lợi ích từ cà chua
Các thành phần trong cà chua có khả năng chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số lợi ích từ cà chua có thể kể đến như:
3.1. Chăm sóc da
Lycopene trong cà chua có tác dụng bảo vệ làn da khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời. Từ đó, tránh khỏi các nguy cơ bị nám da, cháy da, tàn nhang, mang lại làn da khỏe mạnh.
3.2. Ngăn ngừa ung thư
Trong cà chua chứa lycopene có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng và dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.
3.3. Tăng cường sức khỏe xương
Canxi và Vitamin K trong cà chua đóng vai trò tăng cường và sửa chữa xương và mô xương.
3.4. Sức khỏe tim mạch
Cà chua có chứa vitamin B và kali, có thể làm giảm mức cholesterol và giảm huyết áp.
3.5. Tốt cho mắt
Vitamin A giúp hỗ trợ cấu trúc của mắt và có thể cải thiện tầm nhìn ban đêm cho những người bị suy giảm thị lực.
Cà chua thường an toàn và ít khi gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số người có tiền sử dị ứng với phấn hoa sẽ đồng thời, dị ứng với cà chua. Ngoài ra, những người bị dị ứng với mủ cao su cũng có thể bị phản ứng chéo với cà chua. Vì thế, ban đầu bạn nên sử dụng với một lượng vừa phải để kiểm tra tình trạng dị ứng, nếu không phát hiện thấy điều trị bất thường có thể tăng lượng khẩu phần theo nhu cầu.
4. Ăn cà chua có giảm cân không?
Ăn cà chua có giảm cân không được rất nhiều quan tâm. Theo các chuyên gia, trong cà chua chiếm hàm lượng nước và chất xơ lớn. Do đó, cà chua sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm cân.
Trong nhiều chế độ ăn kiêng, cà chua được khuyến khích bổ sung vào thực đơn. Có loại cà chua có thể được ăn trực tiếp như cà chua bi hoặc thêm vào các món salad.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cà chua đã chín. Tiêu thụ cà chua xanh có thể dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com