Nhìn từ bên ngoài, cái tên "mướp đắng" dường như không liên quan gì đến loại trái cây nào, nó trông không giống dưa, mặc dù nó có nguồn gốc từ Cucurbitaceae, cùng một họ với cây nho, dưa hấu và dưa đỏ. Đối với những người mới bắt đầu ăn mướp đắng, có hương vị đậm và có lớp da sần sùi, có vị hăng khiến nhiều người không muốn ăn. Vậy ăn mướp đắng có khó tiêu không và những ai không nên ăn mướp đắng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của ăn mướp đắng và những ai không nên ăn nó.
1. Lợi ích sức khỏe của ăn mướp đắng
Mướp đắng, thường được gọi là mướp đắng hoặc Momordica charantia, là một loại trái cây nhiệt đới, giống bầu được cho là mang lại nhiều lợi ích. Mướp đắng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm, như một loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà.
Người Việt Nam còn có tên gọi khác cho mướp đắng là khổ qua, theo đông y thì mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải nhiệt, sáng mắt, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm mát tim, nhuận tràng, hạt của quả còn có công dụng bổ thận tráng dương.
Mướp đắng có chứa các hợp chất được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh, chẳng hạn như tiểu đường. Chất chiết xuất từ mướp đắng cũng được phổ biến rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng.
Mướp đắng được cho là hoạt động như một chất chống oxy hóa và chứa các đặc tính chống viêm, chống ung thư, chống tiểu đường, kháng khuẩn, chống thừa cân, béo phì và điều hòa miễn dịch.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy được các hợp chất được tìm thấy trong mướp đắng có thể có tác dụng tương tự như insulin, là hormone chịu trách nhiệm cho phép lượng đường ở trong máu đi vào tế bào của bạn. Vì hoạt động giống insulin này có thể giúp bảo vệ chống lại sự đề kháng insulin và giữ cho lượng đường trong máu của bạn không bị tăng lên, nên người ta cho rằng mướp đắng có thể sẽ giúp chống lại bệnh tiểu đường.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Ăn hoặc uống mướp đắng thì an toàn với hầu hết mọi người trong tối đa 3 tháng liên tục. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở một lượng nhiều thái quá nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và đầy hơi, và ăn mướp đắng nhiều gây khó tiêu.
2. Ai không nên ăn mướp đắng?
Những trường hợp không nên ăn mướp đắng bao gồm :
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đến sinh non. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy mướp đắng có thể gây đột biến gen. Do đó, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi thai đang ở giai đoạn đầu. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn loại quả này vì một số chất không tốt của mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ.
- Người huyết áp thấp (hoặc có tiền sử huyết áp thấp): Mướp đắng có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ thành phần Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Các chất này có cơ chế tác dụng làm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu trên động vật (chuột và thỏ) cho thấy cải thiện dung nạp glucose, giữ được tình trạng hạ đường huyết sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày cùng với đó là giảm lượng cholesterol trong máu.
- Người bệnh tiểu đường: Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu sau khi sử dụng, do đó đối với bệnh nhân tiểu đường sử dụng kết hợp với thuốc làm giảm đường trong máu có thể khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Nếu bạn có dùng bất kỳ loại thuốc giảm đường nào hãy cân nhắc số lượng sử dụng mướp đắng.
- Người có bệnh về đường tiêu hoá: Ăn mướp đắng với số lượng lớn có thể gây tiêu chảy hoặc các vấn đề về đường tiêu hoá khác. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, enzym ở gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng bởi các chất trong mướp đắng có thể thay đổi tế bào gan.
- Người có bệnh gan thận: Chất xơ trong mướp đắng làm cho nó khó tiêu, có thể còn gây đầy hơi nên người bị bệnh lý về gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Đối với người bệnh thiếu men G6PD (loại men đóng vai trò trong chuyển hóa hồng cầu) cũng nên tránh không sử dụng mướp đắng.
- Người đang sử dụng thuốc: Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ thuốc nào hãy xin bác sĩ tư vấn về việc có nên sử dụng mướp đắng hay không bởi vì mướp đắng có thể gây tương tác với một số thuốc.
Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.