Ai dễ mắc cúm, cần tiêm phòng?

Tiêm vacxin phòng cúm được xem là phương pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay, khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 đang là nỗi lo toàn cầu, và các chủng cúm A xuất hiện trở lại, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Liệu bạn có nằm trong đối tượng dễ mắc cúm cần tiêm phòng?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ma Văn Thấm, Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc

Tiêm vacxin phòng cúm được xem là phương pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay, khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 đang là nỗi lo toàn cầu, và các chủng cúm A xuất hiện trở lại, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Liệu bạn có nằm trong đối tượng dễ mắc cúm cần tiêm phòng?

1. Ai cũng đều có nguy cơ mắc cúm

Theo bác sĩ Ma Văn Thấm, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh cúm. Cúm có thể diễn tiến với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, nhất là các đối tượng:

  • Trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi
  • Người lớn, nhất là người trên 65 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch
  • Người bị béo phì nặng
  • Người có các bệnh lý mãn tính như hen, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư...

Những người làm việc tại môi trường đông người như bệnh viện, trường học và công sở là những đối tượng có nguy cơ mắc và lây truyền bệnh cúm rất cao.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, từ năm 2010 đến nay, mỗi năm thế giới có khoảng 9-45 triệu trường hợp mắc cúm, 61.000 trường hợp tử vong bởi biến chứng viêm phổi do cúm. Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính.

Cúm thường có biểu hiện ngay sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Những triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm:

● Sốt trên 38 độ C

● Đau cơ bắp

● Ớn lạnh

● Đau đầu

Ho khan

● Mệt mỏi

● Nghẹt mũi

Viêm họng

Để phòng cúm mùa, mọi người nên thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống tốt; mang khẩu trang y tế đến nơi có đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên...

Bên cạnh cách sinh hoạt hàng ngày thì tiêm vắc xin chính là cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả nhất. Theo bác sĩ ..., cúm mùa thường diễn ra quanh năm, nhưng mùa cao điểm của cúm mùa khu vực Bắc Bán Cầu thường rơi vào mùa xuân và mùa đông. Vì vậy khoảng thời gian thích hợp để tiêm vắc-xin cúm 2 tuần - 1 tháng trước khi vào mùa cao điểm. Các gia đình được khuyến khích bắt đầu tiêm vắc-xin từ tháng 9 tháng - tháng 3.


Ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc cảm cúm và tình trạng này dễ xuất hiện ở phụ nữ mang thai
Ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc cảm cúm và tình trạng này dễ xuất hiện ở phụ nữ mang thai

2. Những loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay

Hiện nay đang có 3 vắc xin cúm được tiêm phòng bao gồm Vaxigrip tetra của Pháp, Influvac tetra của Hà Lan và CG Flu của Hàn Quốc. Trong đó:

  • Vắc-xin cúm GC Flu của Hàn Quốc là loại vắc xin phòng các bệnh cúm mùa, được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa cúm ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi tiêm bắp với 1 liều gc flu 0.5ml.
  • Vắc xin Vaxigrip tetra có nguồn gốc từ Sanofi Pasteur (Pháp), được chỉ định dự phòng bệnh cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn, đặc biệt trên những người có nguy cơ biến chứng cao với hàm lượng 0.5ml.
  • Vắc xin Influvac tetra 0.5ml được được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 3 tuổi và người có nguy cơ cao với hàm lượng 1 liều influvac 0.5 ml.

Cúm là chủng virus biến đổi hàng năm và có rất nhiều chủng loại. Hơn nữa, kháng thể bảo vệ tạo ra nhờ virus cúm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn dưới một năm. Đó là lý do mỗi loại vaccine cúm mùa chỉ có tác dụng đối với một chủng virus cúm nhất định và phải tiêm nhắc lại khi có vaccine ngừa chủng cúm mới để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe