Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng là những triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Để hạn chế những vấn đề này, bạn có thể chủ động áp dụng một vài cách đơn giản để nhận thấy hiệu quả tích cực ngay từ lần đầu tiên.
Tất cả chúng ta đều từng trải qua những cơn tiêu chảy vào một thời điểm nào đó trong đời. Các triệu chứng phổ biến của tiêu chảy bao gồm phân nhiều nước, đau quặn bụng và đầy hơi. Tiêu chảy thường là cách cơ thể bạn đối phó với sự gián đoạn trong hệ thống tiêu hóa. Tiêu chảy cấp tính kéo dài dưới 2 tuần và có thể đến từ nhiều nguồn, chẳng hạn như: nhiễm virus, nhiễm trùng do vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm, sử dụng kháng sinh gần đây, nước bị nhiễm chất lây nhiễm. Đọc để biết một số cách hiệu quả nhất kiểm soát tiêu chảy cấp.
1. Bổ sung đủ nước
Bổ sung nước rất quan trọng khi bạn bị tiêu chảy. Mất nước do tiêu chảy có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức đang bị tiêu chảy. Các dung dịch bổ sung nước cho trẻ em uống không kê đơn, như Pedialyte đây là những chất lỏng được khuyến nghị lựa chọn cho trẻ bị tiêu chảy.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đối với người lớn có các triệu chứng tiêu chảy nhẹ, đồ uống thể thao và các giải pháp bù nước không kê đơn đều có hiệu quả như nhau. Không nên sử dụng rượu, sữa, nước ngọt và các đồ uống có ga hoặc chứa caffein khác để hydrat hóa, vì chúng có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn.
2. Chế phẩm sinh học
Probiotics là nguồn vi khuẩn “tốt” hoạt động trong đường ruột để tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh. Về cơ bản chúng là vi sinh vật sống tồn tại trong một số loại thực phẩm, bao gồm:
- Pho mát mềm lâu năm
- Củ cải đường nước cờ-vas
- Sô cô la đen
- Ô-liu xanh
- Kefir
- Kim chi
- Kombucha
- Dưa cải bắp
- Bánh mì bột chua
- Probiotics cũng có dạng bột hoặc thuốc viên .
Các vi khuẩn tốt sống trong đường ruột của bạn cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường ruột chống lại nhiễm trùng. Khi hệ thống bị thay đổi bởi thuốc kháng sinh hoặc bị lấn át bởi vi khuẩn hoặc virus không lành mạnh, bạn có thể bị tiêu chảy. Probiotics có thể giúp chữa tiêu chảy bằng cách khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột của bạn.
Saccharomyces boulardii là một loại men vi sinh. Mặc dù nó không phải là vi khuẩn, nhưng hoạt động giống như một loại vi khuẩn. S. boulardii có thể cải thiện tiêu chảy do kháng sinh. Các bác sĩ gợi ý rằng, nó có thể giúp đường ruột của bạn chống lại các mầm bệnh không mong muốn và đảm bảo chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng cách. Bởi vì đây là men nên được sử dụng thận trọng cho những người có hệ thống miễn dịch kém.
Điều quan trọng là nhận được sự chăm sóc y tế thích hợp trong trường hợp tiêu chảy cấp. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi bổ sung probiotic để điều trị tiêu chảy của bạn.
3. Thuốc không kê đơn
Với sự giám sát của bác sĩ, một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp chữa tiêu chảy cấp nếu các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng. Thuốc không kê đơn phổ biến bao gồm:
- Bismuth subsalicylate ( Pepto-Bismol vàKaopectate
- Loperamide ( Imodium )
Mặc dù những loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy, nhưng chúng không điều trị được nguyên nhân cơ bản. Nếu bạn bị tiêu chảy mãn tính, bạn không nên sử dụng những loại thuốc này mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Tiêu chảy mãn tính là tiêu chảy kéo dài hơn 14 ngày thường có những nguyên nhân khác nhau.
Bạn nên đặc biệt thận trọng nếu trẻ bị tiêu chảy. Mất nước do tiêu chảy có thể nguy hiểm và có thể xảy ra nhanh chóng ở trẻ nhỏ. Mất nước nghiêm trọng sẽ đe dọa tính mạng. Thuốc không kê đơn không được khuyến khích để điều trị ở trẻ em, vì vậy điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy cần đưa trẻ đi khám ngay.
Nếu bạn bị tiêu chảy ra máu, sốt, các triệu chứng kéo dài hơn bảy ngày, đau bụng dữ dội hoặc tiêu chảy ngày càng nặng hơn, bạn nên đi khám để có những tư vấn phù hợp.
4. Thực phẩm để ăn
Mặc dù nghe có vẻ phản trực giác nếu bạn bị tiêu chảy, nhưng ăn một số loại thực phẩm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy và đảm bảo sức khỏe không xấu đi do không ăn. Ăn những thực phẩm “ BRAT ” ít chất xơ sẽ giúp làm săn chắc phân của bạn. Bao gồm các:
- Chuối
- Gạo (trắng)
- Nước sốt táo
- Bánh mì nướng
Các loại thực phẩm khác thường được dung nạp tốt khi bị tiêu chảy bao gồm:
- Cháo bột yến mạch
- Khoai tây luộc hoặc nướng (bỏ vỏ)
- Gà nướng bỏ da
- Súp gà (cũng giúp bù nước)
5. Thực phẩm nên tránh
Thực phẩm chiên và dầu mỡ thường không được dung nạp tốt ở những người bị tiêu chảy. Bạn cũng nên lưu ý hạn chế thức ăn giàu chất xơ như cám cũng như trái cây và rau củ có thể làm tăng đầy hơi. Thực phẩm cần tránh bao gồm:
- Rượu
- Chất làm ngọt nhân tạo (có trong kẹo cao su, nước ngọt ăn kiêng và chất thay thế đường)
- Đậu
- Quả mọng
- Bông cải xanh
- Cải bắp
- Súp lơ trắng
- Đậu xanh
- Cà phê
- Ngô
- Kem
- Các loại rau lá xanh
- Sữa
- Đậu Hà Lan
- Ớt
- Mận khô
- Trà
Trong trường hợp tiêu chảy kèm theo có máu trong nước tiểu hoặc phân, có chất nôn màu xanh lá cây hoặc vàng. Cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước, bệnh nhân cần tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời. Bởi đây là tình trạng xấu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Hiện nay để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ thì tiêm phòng vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp đa dạng các loại vắc-xin cho trẻ, trong đó có vắc-xin phòng tiêu chảy cấp cho virus rota được sản xuất bởi GSK tại Bỉ và Rota được sản xuất bởi công ty MSD tại Mỹ.
Còn đối với người lớn nếu tình trạng tiêu chảy thường xuyên diễn ra, kéo dài, bạn nên tới chuyên khoa Nội soi Tiêu hóa để được các bác sĩ kiểm tra và có những chỉ định phù hợp từ các bác sĩ giàu chuyên môn. Bệnh viện Vinmec luôn đi đầu về dịch vụ, chất lượng y tế với đội ngũ bác sĩ cùng trang thiết bị hiện đại, vì thế khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả và chất lượng thăm khám tại Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
Islam, S. U. (2016, February 8). Clinical uses of probiotics. Medicine (Baltimore), 95(5), e2658
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4748908/
Kelesidis, T., & Pothoulakis, C. (2012, March). Efficacy and safety of the probiotic Saccharomyces boulardii for the prevention and therapy of gastrointestinal disorders. Therapeutic Advances in Gastroenterology, 5(2), 111-125
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3296087/
Lee, H., Kim, D. Y., Lee, M. A., Jang, J., & Choue, R. (2014, July). Immunomodulatory effects of kimchi in Chinese healthy college students: A randomized control trial. Clinical Nutrition Research, 3(2), 98-105
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4135247/
Mayo Clinic Staff. (2016, October 25). Diarrhea
mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/basics/definition/con-20014025
Probiotics: In depth. (2016, October)
nccam.nih.gov/health/probiotics/introduction.htm