Hầu hết các loại trái cây và rau quả được trồng thông thường sẽ chứa một lượng thuốc trừ sâu còn sót lại sau khi phun trong quá trình canh tác, thậm chí ngay cả khi bạn đã rửa và gọt vỏ. Việc tiếp xúc lâu dài với các loại thuốc trừ sâu có thể dẫn đến một số nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, bao gồm bệnh ung thư, tim mạch hoặc các vấn đề liên quan đến sinh sản.
1. Bơ là thực phẩm ít thuốc trừ sâu
Bơ là một loại trái cây béo ngậy và rất tốt cho sức khỏe. Nó đứng ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những thực phẩm ít bị nhiễm thuốc trừ sâu nhất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã thực hiện một thử nghiệm trên 360 quả bơ, kết quả cho thấy dưới 1% các trái bơ có thuốc trừ sâu còn sót lại, và trong số những trái này chỉ có duy nhất một loại thuốc trừ sâu được tìm thấy.
Mặt khác, bơ thường có vỏ khá dày, lớp vỏ này mang theo các loại thuốc trừ sâu lưu lại ở vỏ sẽ được loại bỏ đi trong quá trình chế biến trước khi tiêu thụ.
Hơn nữa, bơ là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, vitamin C, vitamin K, folate và một số khoáng chất thiết yếu khác.
2. Ngô ngọt chứa ít thuốc trừ sâu
Trong số những ngô ngọt đã được lấy mẫu, bao gồm cả lõi ngô và ngô ngọt đông lạnh, có ít hơn 2% các trường hợp ngô ngọt được phát hiện còn sót lại lượng thuốc trừ sâu được phun trước đó. Tuy nhiên, trong những so sánh này không bao gồm cả lượng sót lại của glyphosate (Roundup), một loại thuốc trừ sâu khác mà một số loại ngô đã được biến đổi gen để chống lại. Theo nghiên cứu, có ít nhất 8% ngô ngọt và đa phần ngô tinh bột được sử dụng trong chế biến thực phẩm đều được trồng từ hạt biến đổi gen (GM).
Nếu bạn không muốn sử dụng các loại thực phẩm có glyphosate và bị biến đổi gen, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm ngô hữu cơ khác không được phun glyphosate hoặc không trải qua quá trình biến đổi gen.
3. Dứa chứa ít thuốc trừ sâu
Trong một thử nghiệm trên 360 quả dứa, có tới 90% không chứa lượng thuốc trừ sâu còn sót lại. Nguyên nhân một phần là do dứa có lớp vỏ khá dày, đóng vai trò như một lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên. Tuy nhiên, theo Nhóm Công tác Môi trường (EWG) cho biết, một điều đáng chú ý là loại thuốc trừ sâu được phun tại các đồn điền trồng dứa có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước, giết chết các loại sinh vật dưới nước và gây nên một số rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe cho người nông dân. Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo người dân nên sử dụng dứa hữu cơ, bao gồm dứa tươi, đóng hộp và đông lạnh để bảo đảm an toàn sức khỏe, đồng thời khuyến khích các phương pháp canh tác dứa thân thiện với môi trường hơn.
4. Bắp cải là thực phẩm ít thuốc trừ sâu
Bắp cải cũng là một trong những loại thực phẩm có chứa ít thuốc trừ sâu. Theo một số nghiên cứu gần đây cho biết, có khoảng 86% số bắp cải được thử nghiệm không chứa lượng thuốc sâu còn sót lại, và trong số đó chỉ có 0,3% các trường hợp được phát hiện là nhiều hơn một loại thuốc trừ sâu.
Thực chất, bắp cải có khả năng tạo ra một loại hợp chất có tên là glucosinolates giúp ngăn ngừa hiệu quả các loại côn trùng gây hại cho rau, do đó nhu cầu phun thuốc trừ sâu của bắp cải thường ít hơn những loại rau khác. Ngoài ra, hợp chất thực vật có trong bắp cải cũng góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, bắp cải cũng là một nguồn cung cấp vitamin C và vitamin K vô cùng dồi dào. Ước tính, trong một cốc (89 gram) lá bắp cải thô được băm nhỏ có chứa 54% vitamin C và 85% vitamin K tương ứng với lượng tiêu thụ hàng ngày (RDI).
5. Hành tây
Khoảng dưới 10% mẫu hành tây sau khi đã loại bỏ lớp vỏ bên ngoài được phát hiện là còn sót lại lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các loại hành tây hữu cơ vì chúng có chứa hàm lượng flavonoid (một hợp chất có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch) cao hơn 20% so với những loại hành tây được trồng theo phương pháp canh tác thông thường.
Điều này bắt nguồn từ việc khuyến khích canh tác hành tây theo xu hướng phát triển các hợp chất bảo vệ tự nhiên, trong đó bao gồm flavonoid- là một chất có tác dụng chống lại các loại côn trùng có hại cho thực vật và một số sinh vật gây hại khác.
6. Đậu ngọt đông lạnh
Có khoảng 80% đậu Hà Lan ngọt được lấy mẫu thử nghiệm không chứa lượng thuốc trừ sâu còn sót lại. Tại nước Mỹ, đậu Hà Lan đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng các loại rau sạch, tuy nhiên các loại đậu Hà Lan nhập khẩu lại xếp hạng thứ 14 trong số các loại rau có nhiều thuốc trừ sâu.
Đậu Hà Lan thường được ăn cùng với vỏ, do đó khi phân tích, người ta sẽ kiểm tra toàn bộ vỏ đậu. Phần vỏ vốn dĩ tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu, do đó nó dễ bị nhiễm bẩn hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà phủ nhận giá trị dinh dưỡng được cung cấp từ đậu Hà lan ngọt, vì chúng là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ, cùng với các loại vitamin thiết yếu như A, C và K.
7. Đu đủ
Trong một thí nghiệm chỉ dựa trên phân tích phần thịt của đu đủ (không bao gồm vỏ và hạt) đã cho thấy có khoảng 80% đu đủ không chứa lượng thuốc trừ sâu còn sót lại. Bởi vì phần vỏ của đu đủ đã che chắn cho phần thịt không bị nhiễm thuốc trừ sâu.
Hầu hết các giống đu đủ Hawaii đều được biến đổi gen để ngăn chặn một số loại vi rút có thể gây hại cho cây trồng. Thay vì sử dụng đu đủ biến đổi gen, bạn có thể lựa chọn sang loại đu đủ hữu cơ.
Đu đủ thực sự là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Trong một cốc (140 gram) đu đủ có chứa 144% RDI. Ngoài ra, đây cũng là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ, folate và vitamin A.
8. Măng tây
Trong số măng tây đã được kiểm tra, có tới 90% không chứa thuốc trừ sâu. Măng tây thường chứa một loại enzyme có tác dụng phá hủy malathion- một loại thuốc trừ sâu được sử dụng để tiêu diệt các loại bọ cánh cứng tấn công thực vật. Điều này đã giúp làm giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu được phun lên măng tây trước khi thu hoạch.
Ngoài ra, măng tây được coi là một loại rau xanh cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, chẳng hạn như folate, chất xơ, vitamin A, C và K.
9. Xoài
Trong tổng số 372 mẫu xoài được thí nghiệm, có khoảng 78% không chứa lượng thuốc trừ sâu còn dư lại. Loại trái cây nhiệt đới này sẽ được phân tích với vỏ sau khi đã được rửa sạch và để ráo nước. Trong xoài thường bị nhiễm một loại thuốc trừ sâu có tên là thiabendazole- một loại hóa chất nông nghiệp gây ra độc hại khi sử dụng liệu cao, tuy nhiên lượng hóa chất này còn sót lại trên xoài là ở mức độ thấp và nằm trong giới hạn cho phép của Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA).
Ước tính, một cốc tương đương với 165 gram xoài có chứa tới 76% RDI cho vitamin C và khoảng 25% RDI cho vitamin A (beta-carotene)- chất tạo nên màu cam sáng cho xoài.
10. Cà tím
Trong số mẫu cà tím được thí nghiệm, có khoảng 75% không có lượng thuốc trừ sâu còn dư lại, và trong số này có ít hơn 3 loại thuốc trừ sâu được tìm thấy. Hầu hết những mẫu cà tím này sẽ được đem đi rửa sạch với nước trong vòng 15-20 giây, sau đó để ráo nước.
Tương tự như cà chua, cà tím cũng rất dễ bị các loại sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, do phần vỏ của cà chua tương đối mỏng manh nên chúng đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách Dirty Dozen TM của Nhóm Công tác Môi trường (EWG) về các sản phẩm bị nhiễm nhiều thuốc trừ sâu.
Đối với những người ăn chay, cà tím chính là một lựa chọn tuyệt vời. Cà tím thường được sử dụng để làm thành phần chính trong bánh mì kẹp thịt.
11. Dưa mật
Dưa mật thường có một lớp vỏ tương đối dày dặn, giúp bảo vệ dưa không bị nhiễm thuốc trừ sâu. Trong số mẫu dưa mật được thí nghiệm, có khoảng một nửa không chứa lượng thuốc trừ sâu còn dư lại, và trong số này không có 4 loại thuốc trừ sâu được tìm thấy.
Trong một cốc tương đương với 177 gram dưa mật sẽ cung cấp 53% RDI cho vitamin C. Bên cạnh đó, nó cũng rất giàu kali, hydrat hóa, và đặc biệt chứa tới 90% là nước.
12. Kiwi
Hầu hết mọi người thường loại bỏ lớp vỏ của kiwi khi ăn, tuy nhiên trên thực tế chúng hoàn toàn có thể ăn được, hơn nữa còn cung cấp một lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể.
Khi lấy mẫu kiwi để phân tích, các nhà nghiên cứu thường lấy các mẫu còn nguyên vỏ đã được rửa sạch. Kết quả phân tích cho thấy, có khoảng 65% số kiwi không phát hiện có lượng thuốc trừ sâu còn sót lại, tuy nhiên trong số đó có tới 6 loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng.
Kiwi là một loại quả rất giàu vitamin C, trong một quả tương đương 76 gram kiwi sẽ cung cấp 177% RDI vitamin C.
13. Dưa vàng
Trong một thử nghiệm trên 372 quả dưa vàng, có hơn 60% không phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu. Do dưa vàng thường có vỏ khá dày đã tạo thành lớp màng bảo vệ giúp chống lại các loại thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn có hại vẫn có thể xâm nhập vào phần thịt thông qua lớp vỏ bị nhiễm bẩn trong khi bạn bổ dưa. Phần vỏ của dưa giống như một chiếc lưới, cùng với hàm lượng axit thấp đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn.
Để giúp loại bỏ các loại vi khuẩn và lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trong dưa, bạn nên sử dụng bàn chải sạch để chà dưa cùng với nước trước khi bổ. Ngoài ra, bạn cũng nên bảo quản dưa vàng trong ngăn mát tủ lạnh để làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Thông thường, trong một chén (177 gram) dưa vàng sẽ cung cấp khoảng 100% RDI cho cả vitamin A (beta-carotene) và vitamin C.
14. Súp lơ
Có khoảng 50% số súp lơ được thử nghiệm không chứa lượng thuốc trừ sâu còn sót lại. Trong các mẫu súp lơ này, có tới 30% đã bị nhiễm imidacloprid- một loại thuốc trừ sâu có thể làm giảm số lượng của ong rừng và ong mật, ảnh hưởng đến việc thụ phấn của các cây lương thực. Do đó, súp lơ hữu cơ chính là một lựa chọn thông minh và thân thiện với môi trường.
Có thể thấy, súp lơ xanh là một loại rau có chứa nhiều vitamin C, cùng các hợp chất thực vật có lợi khác giúp làm giảm các tình trạng viêm, ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
15. Bông cải xanh
Có khoảng 70% trong tổng số 712 mẫu bông cải xanh không có lượng thuốc trừ sâu còn dư lại, và trong số đó chỉ có 18% có nhiều hơn một loại thuốc trừ sâu.
Bông cải xanh ít bị ảnh hưởng bởi các loại sâu bệnh vì chúng có thể tiết ra một loại hợp chất thực vật có tên là glucosinolates giúp chống lại các loại côn trùng có hại. Ngoài ra, bông cải xanh cũng chứa hàm lượng chất chống ung thư và giảm viêm cao, đồng thời cung cấp một lượng vitamin C, K dồi dào cho cơ thể.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com
XEM THÊM