“Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì” là một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm vì một số loại thực phẩm sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu 12 loại thực phẩm có thể làm tình trạng ruột kích thích trở nên khó chịu hơn.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Ths.BS Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
1. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?
1.1. Chất xơ không hòa tan
Thêm chất xơ vào khẩu phần ăn sẽ hỗ trợ sức khỏe của đường ruột. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
- Ngũ cốc.
- Rau cải.
- Trái cây.
Có hai loại chất xơ chính trong thực phẩm:
- Không tan trong nước.
- Tan trong nước.
Hầu hết các thực phẩm thực vật đều chứa chất xơ không tan trong nước và tan trong nước, tuy nhiên, một số loại thực phẩm lại chứa nhiều chất xơ hơn.
- Chất xơ tan trong nước thường được tìm thấy trong đậu, trái cây và sản phẩm từ yến mạch.
- Chất xơ không tan trong nước thường tập trung trong các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và rau cải. Tuy nhiên, chất xơ không hoà tan như cám lúa mì có thể làm tăng đau và khó chịu trong bụng.
Mỗi người có khả năng tiêu thụ chất xơ khác nhau. Thực phẩm giàu chất xơ không tan có thể làm tăng triệu chứng ở một số bệnh nhân, trong khi những người khác mắc hội chứng ruột kích thích lại không gặp vấn đề gì với loại thực phẩm này. Ngoài ra, một số thực phẩm giàu chất xơ tan như đậu cũng có thể gây khó chịu cho một số người bị hội chứng ruột kích thích.
Nếu những thực phẩm này gây khó chịu, người bệnh cần đưa vào danh sách hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì và thử hay thế bằng các thực phẩm chứa chất xơ tan trong nước.
1.2. Gluten
Gluten là một nhóm protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mạch đen, lúa mì và lúa mạch. Các loại thực phẩm này có thể gây ra vấn đề cho một số người bị ruột kích thích.
Một số người bị phản ứng miễn dịch mạnh với gluten, gọi là bệnh celiac, trong khi những người khác không dung nạp gluten. Cả hai tình trạng này đều có các triệu chứng tương tự như hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là tiêu chảy.
Bệnh celiac là một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nguyên nhân chính của không dung nạp gluten hoặc nhạy cảm với gluten không phải Celiac, cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng chế độ ăn không chứa gluten có thể giúp cải thiện các triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở khoảng một nửa số người tham gia.
Một số bác sĩ khuyên người bị ruột kích thích nên thử loại bỏ gluten trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày để kiểm tra liệu triệu chứng có cải thiện không. Nếu cảm thấy gluten khiến triệu chứng ruột kích thích trở nên tồi tệ hơn, bệnh nhân nên liệt kê vào danh sách hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì và thay bằng chế độ ăn không chứa gluten.
Hiện nay, ngày càng nhiều sản phẩm không chứa gluten được phát triển trên thị trường. Nếu yêu thích các món như pizza, mì ống, bánh ngọt hoặc bánh quy chứa gluten, bệnh nhân có thể thay thế chúng bằng các lựa chọn không chứa gluten.
Hơn nữa, có nhiều sự thay thế bổ dưỡng cho ngũ cốc và bột không chứa gluten như hạt quinoa, lúa mạch, yến mạch, hạt chia, bột hạnh nhân và bột dừa.
1.3. Sữa
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì? Người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh sữa vì sữa có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đầu tiên, nhiều loại sữa chứa lượng chất béo cao có khả năng gây tiêu chảy. Việc chuyển sang sử dụng sữa ít béo hoặc không béo có thể giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra.
Thứ hai, nhiều người mắc ruột kích thích cho biết, sữa là nguyên nhân gây ra các triệu chứng, dù chưa rõ liệu họ có dễ bị không dung nạp lactose hơn người khác hay không.
Nếu cảm thấy sữa hoặc các sản phẩm từ sữa đang gây ra vấn đề về tiêu hóa, hãy xem xét sử dụng các sản phẩm thay thế từ sữa như sữa thực vật và phô mai từ đậu nành.
1.4. Đồ chiên rán
Khoai tây chiên và các món chiên rán khác thường được ưa chuộng trong chế độ ăn uống phương Tây. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Sự tích tụ chất béo có thể tạo ra khó khăn cho hệ tiêu hóa của người mắc hội chứng ruột kích thích.
Thực phẩm sau khi chiên rán thường trải qua sự thay đổi hóa học, khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn và gây ra các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.
Để lựa chọn một phương án ăn uống lành mạnh hơn, bệnh nhân có thể thử nướng hoặc áp dụng các phương pháp nấu khác để chế biến các món ăn yêu thích.
1.5. Đậu và các loại đậu
Đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan là các nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời nhưng có thể gây ra các triệu chứng của ruột kích thích do chứa các hợp chất gọi là oligosaccharid - có khả năng ức chế sự tiêu hóa của enzym đường ruột.
Mặc dù đậu có thể gây táo bón bằng cách tăng khối lượng phân nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như trướng bụng, đầy hơi và co cứng bụng.
1.6. Đồ uống có caffein
Một số người khẳng định rằng thói quen uống cà phê vào buổi sáng để kích thích quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, giống như các loại đồ uống có chứa caffein khác, cà phê cũng có thể gây kích thích cho ruột và dẫn đến tiêu chảy.
Cà phê cùng với nước ngọt và các đồ uống tăng lực chứa caffeine có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Vì thế, với vấn đề “hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì” thì những loại đồ uống này cần được cân nhắc và hạn chế sử dụng.
1.7. Thực phẩm chế biến
Các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến thường chứa nhiều thành phần như muối, đường và chất béo. Các sản phẩm thực phẩm chế biến có thể kể đến như khoai tây chiên, thịt chế biến và thực phẩm chiên giòn.
Tiêu thụ quá nhiều các thành phần này có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra, các chất phụ gia hoặc chất bảo quản trong các sản phẩm này có thể khiến tình trạng ruột kích thích trở nên nghiêm trọng hơn.
1.8. Chất ngọt không đường
Thực phẩm không chứa đường không có nghĩa đây là sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi liên quan đến hội chứng ruột kích thích.
Các chất làm ngọt không đường thường có trong:
- Kẹo không đường.
- Kẹo cao su.
- Đa số các loại đồ uống dành cho người ăn kiêng.
- Nước súc miệng.
Tuy nhiên, đối với vấn đề “ hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì”, việc sử dụng các chất ngọt không đường này có thể làm triệu chứng xuất hiện, khiến người bệnh khó chịu.
1.9. Socola
Thanh socola và kẹo socola có thể gây kích thích cho hội chứng ruột kích thích do chứa nhiều chất béo và đường cũng như chứa lactose, caffeine. Một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng táo bón sau khi sử dụng socola.
Người yêu thích socola nhưng bị ảnh hưởng bởi hội chứng ruột kích thích có thể thay thế bằng các sản phẩm thuần chay để giảm cảm giác không thoải mái.
1.10. Rượu
Cồn là nguyên nhân phổ biến gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích do cách cơ thể tiêu hóa rượu. Ngoài ra, cồn cũng có thể gây mất nước, ảnh hưởng tiêu hóa. Thế nên khi mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì nên nghĩ ngay đến rượu.
Bia là một lựa chọn đặc biệt rủi ro vì thường chứa gluten, trong khi rượu vang và các đồ uống hỗn hợp có thể có hàm lượng đường cao.
Hạn chế đồ uống có cồn giúp giảm các triệu chứng liên quan của hội chứng ruột kích thích. Nếu bệnh nhân muốn thưởng thức rượu, hãy xem xét việc sử dụng bia không chứa gluten hoặc một loại đồ uống pha trộn với nước seltzer đơn giản mà không chứa chất làm ngọt nhân tạo hoặc thêm đường.
1.11. Tỏi và hành tây
Tỏi và hành tây tuy là những chất tạo hương vị tuyệt vời cho thực phẩm nhưng có thể gây khó chịu cho đường ruột bằng cách tạo ra khí.
Tỏi và hành tây tươi có thể gây ra khí hư và chuột rút, thậm chí khi được nấu chín cũng có khả năng gây ra tình trạng này.
1.12. Bông cải xanh và súp lơ trắng
Bông cải xanh và súp lơ trắng là những thực phẩm khó tiêu hóa đối với cơ thể. Vì vậy, loại thực phẩm này có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
Khi ruột phân hủy các loại thực phẩm này sẽ gây tạo ra khí và đôi khi là táo bón, thậm chí ảnh hưởng đến những người không bị ruột kích thích.
Tuy nhiên, các loại thực phẩm này nếu được nấu chín có thể dễ tiêu hóa hơn, vì vậy nếu ăn sống gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, người bệnh có thể đổi cách chế biến luộc hoặc xào.
2. Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học
Việc cải thiện sức khỏe không chỉ đơn thuần là thay đổi chế độ ăn uống mà còn đòi hỏi xây dựng những thói quen sinh hoạt khoa học. Điều này sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ các thói quen xấu và cải thiện tình trạng sức khỏe một cách toàn diện. Dưới đây là một số thói quen cần duy trì:
- Đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái, duy trì một lối sống lành mạnh.
- Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như tập thể dục, thiền, yoga để cải thiện sức khỏe toàn diện và giảm căng thẳng.
- Sinh hoạt theo giờ giấc cụ thể và áp dụng các biện pháp kích thích nhu động ruột như xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ.
- Nên đi ngoài vào buổi sáng mỗi ngày và xoa bụng trước khi đi vệ sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho tiêu hóa.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần hoặc khi có dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh trở thành bệnh mãn tính.
- Cần nhớ rằng phản ứng của cơ thể với thức ăn và yếu tố kích thích tiêu hóa là khác nhau với từng người - một số người mắc hội chứng ruột kích thích có thể chịu đựng được các loại thực phẩm mà người khác không thể. Vì vậy nên tìm hiểu kỹ về vấn đề hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì là rất quan trọng.
- Bệnh nhân cần phải hiểu rõ cơ thể của mình và tìm ra những loại thực phẩm tốt nhất, đồng thời hạn chế các thực phẩm gây ra các triệu chứng khó chịu.
- Việc ghi chép các thông tin về thực phẩm và các triệu chứng có thể giúp xác định được những loại thực phẩm nên ăn và tránh.
- Nếu bệnh nhân vẫn đang phân vân khi mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì và cần sự hỗ trợ về chế độ ăn uống liên quan đến hội chứng ruột kích thích, việc đặt lịch hẹn với một chuyên gia dinh dưỡng là điều nên làm.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp bởi bác sĩ chuyên khoa. Quý vị có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, vui lòng đăng ký khám trực tuyến trên trang web để nhận được sự phục vụ tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo:
- Cancarevic I, et al. (2020). Is there a correlation between irritable bowel syndrome and lactose intolerance? DOI: 10.7759/cureus.6710
- Eating, diet, & nutrition for irritable bowel syndrome. (2017). niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/irritable-bowel-syndrome/eating-diet-nutrition
- Ford AC, et al. (2018). American College of Gastroenterology monograph on management of irritable bowel syndrome. gi.org/wp-content/uploads/2018/07/IBS-Monograph-2018.pdf
- Gentry J, et al. (2017). Gluten-free diet for irritable bowel syndrome. aafp.org/afp/2017/0701/p52.html
- IBS diet: The foods you can eat. (2006). badgut.org/information-centre/health-nutrition/ibs-the-foods-you-can-eat/