Nói dối là một hành vi thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Có những lời nói dối tưởng chừng đơn giản, vô hại nhưng cũng có những lời nói dối làm tổn thương và gây hại cho người khác. Vậy làm thế nào để phát hiện một người đang nói dối?
1. Nói dối là gì?
Nói dối là từ để chỉ những phát ngôn, những lời nói không đúng sự thật một cách có chủ đích. Nói dối là một hành vi khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nó có thể phát triển trong thời thơ ấu và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, lý do nói dối sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Nói dối có thể xem là một trong những hành vi chống đối xã hội sớm nhất ở trẻ em. Nói dối đôi khi có thể đi kèm với gian lận và/hoặc ăn cắp. Khi hành vi này xảy ra thường xuyên và trong một khoảng thời gian dài, nó có thể cho thấy một vấn đề nghiêm trọng và bất ổn về mặt tâm lý.
2. Các loại nói dối thường gặp
- Nói dối vì lợi ích xã hội xảy ra để bảo vệ người khác hoặc để giúp đỡ người khác.
- Nói dối nhằm nâng cao bản thân nhằm tránh những hậu quả như xấu hổ, không đồng ý hoặc khiển trách.
- Nói dối ích kỷ được sử dụng để bảo vệ bản thân hoặc để che giấu hành vi sai trái.
- Nói dối chống đối xã hội là nói dối với ý định cố ý làm tổn thương người khác.
Xem ngay: Nói dối làm cho não hoạt động nhiều hơn
3. 10 cách phát hiện những người nói dối
3.1 Sự không nhất quán
Khi bạn muốn biết ai đó có đang nói dối hay không, hãy tìm kiếm sự không nhất quán trong những gì họ đang nói. Ý sau không thống nhất hay thậm chí là phản biện ý trước chính là một dấu hiệu cho thấy họ đang nói dối.
3.2 Hỏi những điều đối phương không mong đợi
Khi giao tiếp hãy quan sát một cách cẩn thận và sau đó hãy hỏi đối phương một câu hỏi mà họ không lường trước để thúc đẩy họ, khiến họ bối rối và lộ ra sơ hở.
3.3. Đánh giá dựa theo hành vi thường ngày
Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự thiếu trung thực là những thay đổi trong hành vi. Hãy chú ý đến một người trước đó rất lo lắng, nhưng bây giờ lại trông bình tĩnh hoặc ngược lại. Cách phát hiện nói dối là đánh giá hành vi của họ dựa trên những hành vi và biểu hiện thường ngày. Hành vi của một người có khác xa với cách họ hành động bình thường không? Nếu đúng như vậy, điều đó có nghĩa là có gì đó không đúng đang xảy ra.
3.4 Tìm kiếm cảm xúc chân thành
Hầu hết mọi người không thể giả tạo nụ cười. Họ sẽ không thể giả vờ quá lâu về cảm xúc của bản thân. Bạn có thể dễ dàng nhận ra một nụ cười giả tạo kết hợp với một khuôn mặt lo lắng hay giận dữ. Những cảm xúc giả tạo là một dấu hiệu cho thấy có thể họ đang cố giấu diếm điều gì đó.
3.5 Chú ý đến trực giác của bản thân
Trực giác của bạn không phải lúc nào cũng đúng và thường mang tính chủ quan, định kiến. Tuy nhiên, trực giác hay bản năng không phải là một phản ứng "vớ vẩn". Bản thân nó là một đánh giá về những gì bạn đã trải nghiệm hoặc tư duy trước đó. Do đó, bạn không nên phớt lờ nó mà hãy cố gắng đánh giá và điều chỉnh nó một cách phù hợp với từng hoàn cảnh.
3.6 Theo dõi những biểu hiện rất nhỏ, thoáng qua của đối phương
Một biểu hiện thoáng qua là một biểu hiện rất ngắn, thường là khoảng 25 giây và luôn là một cảm xúc được che giấu. Vì vậy, khi một người đang tỏ ra vui vẻ, nhưng thực tế lại đang thực sự thất vọng về điều gì đó, chẳng hạn, cảm xúc thực sự của họ sẽ bộc lộ trong tiềm thức một tia tức giận trên khuôn mặt của họ. Cho dù cảm xúc được che giấu là sợ hãi, tức giận, hạnh phúc hay ghen tị, cảm giác đó sẽ xuất hiện trên khuôn mặt trong nháy mắt. Bí quyết là hãy để ý đến nó.
3.7 Tìm kiếm sự mâu thuẫn
Bất cứ điều gì cho thấy sự không đồng nhất giữa giọng nói hoặc cử chỉ của một người với những điều họ đang nói đều có thể là dấu hiệu chỉ ra một lời nói dối. Ví dụ, khi một người nói rằng “Đúng, cô ấy là người đã lấy tiền” nhưng họ lại lắc đầu nhẹ - biểu hiện là “không phải”. Đó là một cử chỉ và nó hoàn toàn trái ngược với những gì họ đang nói bằng lời.
3.8 Cảm giác khó chịu
Khi ai đó không giao tiếp bằng mắt và cư xử khác với bình thường, điều đó có thể có nghĩa là họ không trung thực. Họ nhìn đi chỗ khác, họ đổ mồ hôi, họ trông không thoải mái ... bất cứ điều gì không bình thường và cho thấy sự lo lắng đều có thể là dấu hiệu chỉ điểm những người nói dối.
3.9 Quá nhiều chi tiết
Khi bạn hỏi ai đó “Ồ, bạn đã ở đâu?” và họ trả lời "Tôi đã đến cửa hàng và tôi cần lấy trứng, sữa và đường và tôi suýt đụng phải một con chó nên tôi phải đi chậm" và cứ tiếp tục, họ cho bạn biết quá nhiều chi tiết. Điều đó có thể cho thấy họ đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để thoát khỏi tình huống này và họ đã tạo ra một lời nói dối phức tạp như một cách biện minh.
3.10 Đừng bỏ qua sự thật
Điều quan trọng hơn cả là nhận ra ai đó đang nói sự thật hơn là cố gắng tìm ra kẽ hở và nghĩ rằng họ nói dối. Bởi lẽ trong cuộc sống bạn có thể gặp nhiều người trông giống như đang nói dối nhưng thực ra họ lại đang nói sự thật. Mặc dù nghe có vẻ khó hiểu, nhưng việc tìm ra sự thật bị chôn vùi dưới lời nói dối đôi khi có thể giúp tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi quan trọng: Tại sao một người lại nói dối?
10 lời khuyên trên đây là cách để phát hiện một người đang nói dối. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vội đánh giá hay chỉ trích họ mà hãy cố gắng tìm hiểu lý do và ý nghĩa đằng sau những lời nói dối đó. Vì không phải mọi lời nói dối đều xấu, có thể họ chỉ nói dối để giúp đỡ và bảo vệ người khác.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com