Bài viết bởi Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Trong tất cả các Hành vi lệch chuẩn, nói dối có thể được xem là một trong những hành vi đầu tiên. Hành vi lệch chuẩn này có mối quan hệ với những vấn đề về hành vi khác, đặc biệt là phạm pháp. Nghiên cứu về nói dối chỉ ra cách dự đoán hành vi phạm pháp và các hình thức khác ở tuổi trưởng thành.
1. Tại sao trẻ nói dối?
Nói dối là hành vi xuất phát từ một động cơ nhất định, được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động ngôn từ nhưng lại thống nhất với biểu hiện tâm lý bên trong của nhân cách, mang nội dung không đúng thực tế, được người nói cố ý đưa ra.
Những lý do trẻ nói dối có thể bao gồm:
1.1 Trẻ học nói dối
Tác giả Charles Ford nói dối do “học” mà biết. Điều này có nghĩa là con người ta không phải sinh ra đã mang “gen nói dối”. Chỉ sau 4 tuổi trẻ con mới học được cách Nói dối.
Nghiên cứu theo độ tuổi, tác giả Gervais và cộng sự (2000) cho rằng tần suất của hành vi nói dối tích lũy cho đến khi 7 tuổi theo chiều dọc. trẻ em ở độ tuổi 7 và 8 đã nói dối thường xuyên hơn so với trẻ em ở tuổi lên 6.
Lee và Ross (1997) cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể liên quan đến độ tuổi về nội dung của một lời nói dối. Tuổi càng tăng thì lời nói dối càng trở nên tinh vi hơn
1.2 Cách nhận thức của trẻ nhỏ có giống người lớn không?
Ví dụ 1:
- Trẻ nói : Đã dọn phòng sạch sẽ và gọn gàng vì trẻ nghĩ chỉ cần di chuyển 1 số đồ đạc là phòng đã gọn gàng.
- Mẹ: cho rằng phòng vẫn lộn xộn.
- Mẹ la trẻ nói dối.
Ví dụ 2:
- Trẻ nói: cô không thương trẻ
- Bố mẹ: cô phạt cả lớp
- Trẻ cảm nhận sự bất công với hình phạt cá nhân trong khi cô phạt tập thể
- Trẻ nghĩ cô ghét trẻ hơn những trẻ khác
Điều đấy không hẳn là sự thật nhưng với trẻ đó là sự thật. Người lớn và trẻ nhỏ nhìn sự thật theo hướng khác nhau. Điều quan trọng là hiểu đúng những gì trẻ cảm thấy và tin rằng mình cảm thấy. Khi trẻ nói “ con đã dọn dẹp phòng của con”, “ cô giáo cố tình phạt trẻ” trẻ không nói dối trẻ đang cố thuật lại sự thật theo cách của trẻ.
1.3 Trẻ nói dối vì được lập trình để trả lời đúng
Ví dụ: Khi mẹ trẻ hỏi trẻ “ con yêu ai nhất” niềm kì vọng của mẹ sẽ chờ đợi câu trả lời là “con yêu mẹ nhất” khi trẻ trả lời vậy mẹ sẽ rất vui và thể hiện ra cảm xúc hành bên ngoài cho trẻ nhận ra điều đó. Và tương tự khi bà hoặc bố... hỏi câu hỏi đó thì trẻ đều trả lời là yêu người đặt câu hỏi đó.
1.4 Phải chăng vì cha mẹ quá nghiêm khắc nên trẻ nói dối?
- Mẹ nói : Tan học trẻ đi chơi không về nhà ngay để làm bài tập
- Trẻ giấu kết quả học tập và nói điểm cao
Cha mẹ quá lo lắng bao bọc hoặc quá hạn chế, trấn áp trẻ có khuynh hướng nói dối để tự do hơn và để cha mẹ không lo lắng.
1.5 Nói dối có thể hiện trí tưởng tượng
Một trẻ kể chuyện có thể là một trẻ giàu trí tưởng tượng và muốn thoát ra khỏi một thực tế gây ấm ức, khó chịu và thất vọng. Trong thâm tâm, trẻ ý thức là điều trẻ kể không có thật, nhưng trẻ cảm thấy dễ chịu trong ảo tưởng.
Cần tìm hiểu trẻ hay nói dối với đối tượng nào: với cha mẹ để gây sự chú ý, với thầy cô để được qua tâm.
2. Hậu quả của nói dối
- Ảnh hưởng đến phát triển nhân cách trẻ
- Xuất hiện thêm các hành vi lệch chuẩn khác : trộm cắp, hung tính, bỏ học, đánh nhau, tự sát
- Hành vi phạm pháp
Kết luận:
Hành vi nói dối là hành vi lệch chuẩn xã hội hay gặp nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến phát triển nhân cách trẻ sau này. Hành vi nói dối được gọi là lệch chuẩn khi: “Nói dối để được đồ vật hay ân huệ, hoặc để tránh các nghĩa vụ”, được lặp lại liên tục trong vòng 6 tháng. Người lớn và trẻ nhỏ nhìn sự thật theo hướng khác nhau. Cha mẹ quá lo lắng bao bọc hoặc quá hạn chế, trấn áp trẻ có khuynh hướng nói dối nhiều hơn. Dự phòng hành vi nói dối là công việc của gia đình, nhà trường, và toàn xã hội.
Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong