Cây trúc nhự có tác dụng gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Trúc nhự còn được gọi là tinh cây tre, trúc nhị thanh hoặc đạm trúc nhự. Vị thuốc này được bào chế bằng cách cắt đốt tre thành nhiều khúc, cạo lớp vỏ xanh bên ngoài, chỉ dùng lớp bên trong. Đông y cho rằng trúc nhự vị ngọt hơi đắng, tính mát; giúp thanh nhiệt, trừ cảm, an thai,...

1. Trúc nhự là cây gì?

Trúc nhự thực chất là một vị thuốc làm từ lớp màng dưới vỏ xanh của cây tre, cây vầu mọc hoang hoặc trồng ở nhiều địa phương trên khắp nước ta. Trúc nhự còn có tên khác là trúc nhị thanh, tinh cây tre hoặc đạm trúc nhự. Trúc nhự tên khoa học Caulis bambusae in Taeniam, thuộc họ Poaceae (Lúa).

Trúc nhự được lấy từ thân cây tre, cưa thành từng đoạn, bỏ đốt, cạo bỏ vỏ xanh, rồi lấy lớp ở dưới. Đây là phần nhị thanh trúc nhự có chất lượng tốt nhất, dù có thể cạo lớp trắng vàng thành dải nữa nhưng chất lượng kém hơn. Ta có thể thu hoạch trúc nhự quanh năm nhưng hái vào mùa thu đông là tốt hơn cả.

Ngoài trúc nhự, từ cây tre cây vầu còn cho vị thuốc trúc diệp (lá non, búp tre tươi hoặc sấy khô) và nước ép cật tre trúc (đốt tre trúc non bánh tẻ hơ nóng vắt ép lấy nước)

2. Trúc nhự có tác dụng gì?

Từ lâu, Đông y đã sử dụng và ghi chép trúc nhự vị thuốc trong bộ sách thuốc cổ của Trung Quốc “Thần nông bản thảo” và bộ Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh Việt Nam (thế kỷ XIV).

Theo đó, trúc nhự có những đặc điểm sau:

  • Tính vị: Tính hơi lạnh, vị ngọt.
  • Quy kinh: Vào 3 kinh phế, vị và can.
  • Tác dụng: Thanh nhiệt, mát huyết, trừ phiền muộn, hết nôn mửa, dưỡng an thai.
  • Chủ trị: Dùng chữa nôn mửa, nôn ra máu; tiêu phiền muộn, buồn bực; trị động thai; chữa sốt, chảy máu cam, băng huyết thanh nhiệt,...
  • Liều lượng, cách dùng: Tẩm nước gừng sao lên. Ngày dùng trúc nhự vị thuốc 10 - 20g dưới dạng thuốc sắc đơn lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác đều được.
Cây trúc nhự
Trúc nhự đã được sử dụng trong Đông Y từ rất lâu.

3. Các bài thuốc dùng trúc nhự là gì?

Trúc nhự là vị thuốc nam quý, được ứng dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền với một số bài thuốc chữa trị phổ biến sau:

  • Trị viêm đại tràng mãn tính: 8g mỗi loại trúc nhự và cúc hoa, kết hợp với 12g mỗi loại sài hồ, đương quy, nhân trần, chi tử, vỏ cây khế, đảng sâm, chỉ thực, thương truật, bạch thược, táo nhân, và 6g bạc hà. Sắc uống 1 thang/ngày liên tục trong 5 ngày.
  • Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: 12g mỗi loại trúc nhự, lá tre, tang bạch bì, kết hợp với 8g mỗi loại thổ bối mẫu, thanh bì, cát cánh, 6g nam tinh chế 6g và 4g gừng. Sắc uống trong một liệu trình 10 ngày.
  • Chữa cảm cúm, ho đờm vàng, bứt rứt khó chịu: 8g mỗi vị trúc nhự, sài hồ, phụ tử, cát cánh, hoàng liên 12g mỗi vị kết hợp với phục linh và mạch môn, 10g mỗi vị sinh khương và trần bì, 6g bán hạ và 4g cam thảo. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng trong khoảng 3 - 5 ngày.
  • Trị ho có đờm dày màu vàng: 12g mỗi vị trúc nhự, hoàng cầm và qua lâu. Sắc uống theo một liệu trình kéo dài 10 ngày.
  • Trị nôn khi mang thai: 6g trúc nhự kết hợp với 16g đẳng sâm, 12g mỗi vị bạch truật và ý dĩ, 8g mỗi loại trần bì và bán hạ chế cùng 3 lát gừng tươi. Sắc uống bài thuốc này liên tục trong 5 ngày.
  • Chữa mất ngủ, phiền muộn, hồi hộp: 16g mỗi vị trúc nhự và mạch môn sắc uống trong ngày. Mỗi liệu trình thường kéo dài 10 ngày.
  • Trị đờm nhiều; không ngủ được; miệng đắng, chảy nước miếng: 8g trúc nhự kết hợp với 6g mỗi loại chỉ thực, trần bì, bán hạ, 12g mỗi loại phục linh và sinh khương cùng 3 quả đại táo.
  • Chữa rong kinh: Trúc nhự sao qua tán nhỏ, mỗi lần dùng 12g với nước nóng.

Trúc nhự tươi cũng có thể nấu lấy nước rồi kết hợp với gạo tẻ thành món cháo loãng để cho bệnh nhân viêm dạ dày - ruột, nôn ói ăn dần dần.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn có một số bài thuốc kết hợp trúc nhự với các loại nam dược phổ biến để trị nấc, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ, táo bón do nhiệt.

Hiện tại, hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược hay phòng khám Y Học Cổ Truyền đều có bán vị thuốc trúc nhự. Song song đó, thực trạng thuốc kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng cũng xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và sức khỏe. Vì vậy, việc chọn những địa chỉ có uy tín, có giấy phép để mua được vị thuốc chất lượng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào là điều rất quan trọng.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây nhọ nồi cầm máu
    Cây nhọ nồi chữa suy thận, đúng hay sai?

    Cây cỏ nhọ nồi là một cây thuốc quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh khác nhau về da, gan, thận ...

    Đọc thêm
  • thuốc Cenditan
    Công dụng thuốc Cenditan

    Ngày nay, các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì sự hiệu quả, lành tính và đặc biệt là ít tác dụng phụ. Táo bón hay trĩ là bệnh rất hay gặp ...

    Đọc thêm
  • chữa viêm lợi bằng thuốc nam
    Cách chữa viêm lợi bằng thuốc nam

    Viêm lợi là 1 vấn đề răng miệng rất thường gặp và hầu như ai cũng từng bị viêm lợi ít nhất 1 lần trong đời. Viêm lợi là bệnh dễ chữa và thường ít nguy hiểm, tuy nhiên, nếu ...

    Đọc thêm
  • Dược liệu
    Tiêu chuẩn thực sự tạo nên nguồn Đông Dược quý phẩm

    Không ai thật sự biết rõ việc sử dụng thực vật làm thuốc được bắt đầu tại nước ta từ khi nào, chỉ biết rằng ngay từ thời cổ đại, dược liệu đã bắt đầu len lỏi vào đời sống ...

    Đọc thêm
  • nadygan
    Công dụng thuốc NadyGan

    Thuốc Nadygan là dược phẩm làm mát giúp bổ gan và thải độc cho gan. Khi dùng thuốc nên tham khảo thêm các thông tin để tránh tương tác ảnh hưởng công dụng thuốc. Sau đây là một số chia ...

    Đọc thêm