Các bài thuốc nam chữa thận yếu là một trong những giải pháp tốt cho các trường hợp bệnh mới tái phát, đang ở giai đoạn nhẹ. Khi thực hiện đúng cách, các bài thuốc nam sẽ giúp cho cơ thể được thanh lọc và hỗ trợ phục hồi các chức năng hoạt động của thận.
1. Thận yếu là gì?
1.1 Thận yếu là gì?
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, có chức năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bằng cơ chế tạo thành và đào thải nước tiểu giúp cho cơ thể khỏe mạnh và duy trì sự sống. Chính vì thế, khi các chức năng thận bị suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng thận yếu. Từ đó làm cho cơ quan này không còn khả năng thanh lọc sạch toàn bộ chất thải và độc tố từ máu.
Thận yếu là một bệnh lý diễn biến một cách âm thầm và dai dẳng trong một thời gian kéo dài. Khi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường sẽ không rõ ràng nên người bệnh khó có thể phát hiện ra. Đa số các trường hợp khi phát hiện bệnh thì thận đã bị tổn thương nghiêm trọng.
1.2 Biểu hiện thường gặp của bệnh thận yếu?
Người bị mắc chứng thận yếu thường có các triệu chứng như: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau mỏi thắt ngang lưng, tóc bạc nhanh, bạc sớm, sinh lý suy giảm, chân tay lạnh, ... . Những triệu chứng này sẽ làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi, bực bội, mất ngủ và ban đêm, suy giảm sức khỏe, từ đó ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Nếu tình trạng này kéo dài không được phát hiện có thể dẫn đến nguy cơ bị suy thận - chạy thận vô cùng nguy hiểm và tốn kém cho người bệnh, gia đình.
Vì thế, khi có những triệu chứng dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh cần tìm cách cải thiện ngay, không được chủ quan để tình trạng kéo dài, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe cơ thể.
2. Nguyên nhân mắc bệnh thận yếu
Có nhiều nguyên nhân gây mắc bệnh thận yếu, tuy nhiên có một số nguyên nhân chính sau:
- Do mắc bệnh tiểu đường: tiểu đường khiến cho thận có nguy cơ yếu hơn bao giờ hết và đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu.
- Các chất kích thích và khói thuốc lá: dù trực tiếp hút hay thụ động thì khói thuốc cũng đều làm cho chức năng thận bị yếu đi, bên cạnh đó các chất kích thích sẽ làm gia tăng các chất độc hại có trong cơ thể khó bài tiết.
- Do thừa cân, béo phì: lượng mỡ dư thừa trong cơ thể chèn ép vào thận, làm giảm quá trình lưu thông máu khiến cho chức năng thận bị suy giảm ở cả nam và nữ.
- Do lạm dụng thuốc tây: khi lạm dụng các loại thuốc tây như: thuốc giảm đau, NSAIDs, ... sẽ khiến mạch máu bị co lại và gây tổn thương cho mô thận.
- Do lười vận động: khi lười vận động, không tập thể dục sẽ khiến cho cơ thể dễ dàng mắc bất kỳ một loại bệnh nào, không chỉ với bệnh thận yếu.
3. Có nên chữa bệnh thận yếu bằng thuốc nam không?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, hiện nay có rất nhiều người tìm đến các bài thuốc nam, tận dụng nguồn dược liệu tự nhiên sẵn có để chữa bệnh. Để trả lời cho câu hỏi "Có nên chữa bệnh thận yếu bằng thuốc Nam không", người bệnh nên nắm rõ các ưu nhược điểm của việc dùng thuốc nam dưới đây:
Ưu điểm
- Tận dụng được nguồn thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ, kể cả khi người bệnh dùng lâu dài
- Hạn chế được việc lạm dụng vào thuốc Tây
- Nguồn nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm và không gây tốn nhiều chi phí
- Cách dùng các bài thuốc dễ dàng, có thể áp dụng ngay tại nhà.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm, người bệnh cần phải kiên trì mới có thể thấy rõ được kết quả
- Tác dụng còn phụ thuộc của các bài thuốc nam vào cơ địa của từng người
- Khó có thể kiểm chứng về mức độ an toàn của nhiều bài thuốc.
4. Các bài thuốc nam chữa thận yếu đơn giản
4.1 Chữa thận yếu từ tang phiêu diêu
Tang phiêu diêu là tổ bọc trứng của con ngựa sống trên cây dâu tằm, dược liệu này có vị ngọt, mặn, được nhóm vào 2 kinh Thận và Can
Theo các tài liệu Đông y, tang phiêu diêu có tác dụng bổ thận, thông chứng ngũ lâm, lợi thủy, thông kinh lạc. Chính vì vậy mà từ lâu đã được sử dụng để điều trị bệnh thận yếu. Để thêm phần hiệu quả, người bệnh cần kết hợp khéo léo với các vị thuốc khác
Các thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- Tang phiêu diêu, phục thần, đảng sâm, ích trí nhân mỗi vị 15g
- Mẫu lệ, hoài sơn, miệt giáp, thỏ ty tử, long cốt mỗi vị 12g
- Ô dược, thạch xương bồ mỗi vị 6g
- Đương quy 9g
- Viễn chí 4,5g
Thực hiện: cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc lấy nước đặc để dùng. Sử dụng 1 thang/ngày cùng với 3g bổ trung ích khí hoàn, duy trì liên tục trong vòng 7 ngày.
4.2 Chữa bệnh thận yếu với rau ngổ
Rau ngổ là một trong những vị thuốc nam quen thuộc, có tính mát, giúp cầm máu, lợi tiểu, làm mát máu và thông hoạt trung tiện, làm giãn nở các mạch máu và giúp tăng cường chức năng lọc của cầu thận. Nhờ vậy tăng được lượng nước tiểu đào thải ra ngoài, cải thiện chức năng thận và còn hỗ trợ loại bỏ sỏi thận.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 30g rau ngổ rửa sạch
- Cho vào cối giã nát
- Thêm 150ml nước sôi để nguội, khuấy đều, sau đó gạn lấy nước
Cách dùng: để dễ uống hơn, người bệnh có thể bỏ thêm chút đường hoặc muối
4.3 Chữa bệnh thận yếu với cây mã đề
Cây mã đề là vị thuốc nam rất quen thuộc, nó có vị ngọt, tính hàn, giúp làm thanh lọc cơ thể, làm sạch phong nhiệt, làm tiêu tắc nghẽn tại thận, mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh thận yếu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g mã đề và 2g cam thảo
- Cho các nguyên liệu vào ấm với 600ml nước
- Đun nhỏ lửa cho đến khi lượng nước cạn còn khoảng 200ml
Cách dùng: chia nhỏ thành 3 lần uống/ngày, sử dụng 1 thang/ngày
4.4 Chữa bệnh thận yếu với râu ngô
Râu ngô hay còn gọi là Ngọc mễ tu, là vị thuốc Nam được sử dụng rộng rãi, có tính ngọt, chứa nhiều hoạt chất như tinh dầu, Allantoin, Sitosterol, Stigmasterol, ... giup lợi đàm, tiêu thũng, bình can, rất tốt cho các hoạt động thanh lọc, giải độc của thận.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g râu ngô, 50g rau má, 50 mã đề, 50 ý dĩ, 40g sài đất
- Cho tất cả vào ấm với 600ml, đun với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cạn còn khoảng 200ml rồi tắt bếp
Cách dùng: chắt lấy nước, chia nhỏ thành 3 lần uống, sử dụng 1 thang/ngày
4.5 Chữa bệnh thận thiếu với kim tiền thảo
Kim tiền thảo hoặc gọi là mắt trâu. Thảo dược này có vị mặn, ngọt, tính hơi hơi hàn, có tác dụng lợi tiêu, tiêu tích tụ, giải độc, thanh nhiệt và tiêu viêm, giúp phục hồi các tế bào của thận bị hư dại và tăng cường chức năng hoạt động của thận.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20-3-g kim tiền thảo
- Rửa sạch với nước, sau đó cho vào ấm cùng với 1 lít nước
- Đun trên lửa nhỏ khoảng 1 giờ đồng hồ
Cách dùng: gạn lấy phần nước, chia nhỏ thành nhiều lần uống, dùng 1 thang/ngày
4.6 Chữa bệnh thận yếu với rau diếp cá
Diếp cá hay còn biết đến là ngư tinh thảo, là một trong những loại rau được dùng điều trị bệnh phổ biến. Thảo dược này có tính hơi hàn, vị chua, có nhiều hoạt chất như: tinh dầu, quercetin, myrcene, reynountrin, capric acid, decanoyl acetaldehyde, ... . Bởi vậy có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm giãn mạch và tăng lượng nước tiểu bài tiết.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g rau diếp các ở dạng khô
- Rửa sạch, cho vào ấm với 2 lít nước
- Đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút
Cách dùng: sử dụng như uống nước lọc hàng ngày
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người dùng biết được các bài thuốc nam chữa thận yếu thường có nguyên liệu dễ tìm, lành tính và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp chữa này chỉ mang tính chất giải pháp hỗ trợ, phù hợp cho những người mắc bệnh ở giai đoạn sớm. Chính vì thế, người bệnh cần phải chú ý tình trạng sức khỏe của cơ thể để thăm khám, phát hiện kịp thời không chỉ bệnh thận yếu mà còn các nguy cơ về sức khỏe khác.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.