Vaccine COVID- 19 và bệnh nhân ung thư

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Quách Thanh Dung - Trưởng Đơn nguyên nội trú ung bướu và huyết học - Trung tâm Ung bướu xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ngày 17 tháng 12 năm 2020, Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ và Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ đã tổ chức hội thảo trực tuyến “Vaccine COVID-19 & Bệnh nhân ung thư” để thảo luận về tầm quan trọng của việc tiêm chủng COVID-19 và cung cấp ý kiến ​​chuyên gia về việc sử dụng vaccine này cho bệnh nhân ung thư. Tại thời điểm diễn ra hội thảo, chỉ có một loại vaccine được phép sử dụng chống lại COVID-19 - vaccine Pfizer / BioNTech. Mặc dù cuộc thảo luận của nhóm chuyên gia tập trung vào vaccine mRNA và vaccine nói chung. Hội đồng gồm các chuyên gia về ung thư và bệnh truyền nhiễm đồng ý rằng vaccine Pfizer và bây giờ là Moderna, đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả đối với dân số nói chung và không có bằng chứng không an toàn cho các bệnh nhân ung thư.

1. Người bị ung thư có nên tiêm vắc xin COVID-19 không?

Tại thời điểm này, bệnh nhân ung thư có thể được tiêm vaccine COVID-19 miễn là các thành phần của vaccine đó không bị chống chỉ định. Hướng dẫn lâm sàng tạm thời của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) hiện tại thảo luận về những người bị suy giảm miễn dịch và nêu rõ: “Những người bị suy giảm miễn dịch vẫn có thể được tiêm chủng COVID-19 nếu họ không có chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, họ nên được tư vấn về hồ sơ an toàn và hiệu quả của vaccine chưa rõ trong quần thể bị suy giảm miễn dịch, cũng như khả năng giảm đáp ứng miễn dịch và sự cần thiết phải tiếp tục tuân theo tất cả các hướng dẫn hiện hành để tự bảo vệ mình chống lại COVID-19”. Ban chuyên gia lưu ý rằng mặc dù một số bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể giảm đáp ứng với vaccine, nhưng nó vẫn có thể mang lại một số lợi ích và điều quan trọng là giảm nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của COVID-19 cho bệnh nhân ung thư.

2. Những người đang điều trị ung thư tích cực có nên tiêm vaccine COVID-19 không?

Tại thời điểm này, bệnh nhân đang điều trị có thể được đề nghị tiêm vaccine chống lại COVID-19, miễn là không có chống chỉ định với bất kỳ thành phần nào của vaccine. Các bác sĩ điều trị ung thư có kinh nghiệm cung cấp các loại vaccine khác cho bệnh nhân đang điều trị ung thư, bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch, xạ trị hoặc cấy ghép tế bào gốc.

Các chiến lược như cung cấp vaccine giữa các chu kỳ điều trị và sau thời gian chờ đợi thích hợp cho bệnh nhân được cấy ghép tế bào gốc và điều trị bằng globulin miễn dịch có thể được sử dụng để giảm rủi ro trong khi duy trì hiệu quả của việc tiêm chủng. ASCO chỉ biết đến một nghiên cứu được công bố cho đến nay, Wassengrin và cộng sự, Lancet Oncol đã báo cáo cụ thể về kết quả an toàn của vaccine ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư (thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch).

Tiêm phòng chủ động là một phương pháp giúp phòng chống ung thư
Người bệnh đang điều trị ung thư có thể tiêm vaccine COVID-19 theo chỉ định của bác sĩ

3. Những người bị ung thư được tiêm phòng còn có những mối quan tâm nào khác?

Vì vẫn còn chưa chắc chắn về mức độ mà bệnh nhân ung thư suy giảm miễn dịch sẽ phát triển khả năng miễn dịch để đáp ứng với việc tiêm chủng, bệnh nhân đã tiêm chủng cần tiếp tục tuân theo hướng dẫn hiện hành để bảo vệ mình khỏi phơi nhiễm với COVID-19. Hội đồng chuyên gia nhấn mạnh thông điệp rằng trong khi cung cấp vaccine cho bệnh nhân ung thư và người chăm sóc họ sẽ giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hành đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và duy trì vệ sinh tay tốt ngay cả sau khi tiêm phòng.

Tóm lại với câu hỏi bệnh nhân ung thư có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không thì câu trả lời ngắn gọn là có. Bị ung thư hay bất kể tình trạng điều trị là một yếu tố nguy cơ dẫn đến kết quả xấu hơn do nhiễm trùng bao gồm cúm và COVID-19.

Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn để được tư vấn cụ thể hơn về thời điểm tiêm, các tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vaccine COVID-19.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Asco.org, Cancer.net

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan