Ung thư vòm họng có thể phát hiện sớm không?

Ung thư vòm họng thường được tình cờ phát hiện sớm khi người bệnh đi khám bệnh. Đối với hầu hết những người mắc ung thư vòm họng, bệnh chỉ bắt đầu gây ra triệu chứng khi đã bước vào giai đoạn muộn.

1. Ung thư vòm họng có thể phát hiện sớm không?

Tại Mỹ, ung thư vòm họng (NPC) khá hiếm gặp nên thường không được bác sĩ khuyến nghị tầm soát định kỳ. Không có xét nghiệm máu đơn giản nào có thể tìm ra dấu hiệu sớm ung thư vòm họng. Tuy nhiên, bạn có thể đi kiểm tra cổ họng, miệng, mũi thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn khỏe mạnh.

Tại Trung Quốc, nơi căn bệnh ung thư vòm họng phổ biến hơn, việc tầm soát tìm dấu hiệu sớm ung thư vòm họng đang được thực hiện. Đối tượng nằm trong danh sách cần sàng lọc sớm là người bị nhiễm vi rút Epstein-Barr (EBV), có tiền sử gia đình mắc bệnh NPC. Những người này được kiểm tra mũi họng và cổ thường xuyên.

Một số người có thể được chẩn đoán ung thư vòm họng sớm vì xuất hiện triệu chứng bệnh và đi khám sớm, các triệu chứng có vẻ như không liên quan đến vòm họng (ví dụ, cảm thấy đầy một bên tai). Đáng tiếc là với hầu hết mọi người, ung thư vòm họng thường không có triệu chứng cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vòm họng

Hầu hết những người bị ung thư vòm họng (NPC) được chẩn đoán bệnh theo cách nhận thấy một khối u ở cổ rồi đi khám và phát hiện bệnh. Có thể có khối u ở cả hai bên cổ về phía sau, chúng thường không mềm hoặc không đau. Các khối u này là do ung thư lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, gây sưng hạch bạch huyết.

Các triệu chứng khác của ung thư vòm họng bao gồm:

Nhiễm trùng tai phổ biến ở trẻ em, nhưng ít gặp ở người lớn. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở một bên tai và chưa từng bị nhiễm trùng tai thì cần đi khám. Đặc biệt là nếu bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (như “cảm lạnh”) cùng với nhiễm trùng tai.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm ung thư vòm họng
Nghẹt mũi là triệu chứng khác của ung thư vòm họng

3. Xét nghiệm ung thư vòm họng

3.1. Hỏi bệnh và thăm khám

Nếu nghi ngờ bạn bị ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ hỏi đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh, những thay đổi gần đây và tiền sử ung thư của gia đình bạn.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ trực tiếp khám vùng đầu, cổ, mũi, miệng, cổ họng, cơ mặt, các hạch bạch huyết ở cổ, kiểm tra thính giác để tìm kiếm dấu hiệu ung thư.

3.2. Nội soi mũi họng

Nội soi mũi họng được sử dụng nhằm phát hiện các bất thường trong vòm họng, chảy máu hoặc các dấu hiệu bệnh lý khác. Có 2 loại xét nghiệm chính được sử dụng để quan sát bên trong vòm họng gồm:

  • Nội soi vòm họng gián tiếp: Sử dụng gương nhỏ thiết kế đặc biệt và đèn sáng để soi vòm họng và các vùng lân cận.
  • Nội soi mũi họng trực tiếp: Ống nội soi đưa trực tiếp vào vùng mũi hỏng. Đây là phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra kỹ lưỡng vòm họng.

Nếu một khối u bắt đầu dưới lớp niêm mạc của vòm họng, nó có thể không được nhìn thấy qua siêu âm. Do đó, các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI có thể cần thiết để hỗ trợ chẩn đoán.

3.3. Sinh thiết

Sinh thiết là kiểm tra tế bào mô nghi ngờ ung thư dưới kính hiển vi. Các loại sinh thiết khác nhau có thể được thực hiện, tùy thuộc vào vị trí của khu vực bất thường.

3.4. Nội soi sinh thiết

Nội soi sinh thiết là một thủ thuật kết hợp giữa nội soi và lấy mẫu sinh thiết. Dưới chỉ dẫn nội soi, mẫu mô nghi ngờ ung thư được lấy ra dễ dàng hơn. Sau đó, nó được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi. Nếu mẫu sinh thiết có chứa tế bào ung thư, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ gửi lại một báo cáo mô tả loại ung thư.

Không phải lúc nào khối ung thư vòm họng cũng có thể quan sát qua nội soi. Do đó, nếu một người có triệu chứng gợi ý ung thư vòm họng nhưng không phát hiện khối u qua nội soi thì bác sĩ có thể sinh thiết mô bình thường ở vị trí nghi ngờ ung thư. Điều này có thể giúp phát hiện ung thư sớm hơn.

3.5. Sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)

Sinh thiết FNA có thể được sử dụng nếu bạn có một khối u đáng ngờ trong hoặc gần cổ. Để làm điều này, bác sĩ sẽ đưa một cây kim mỏng và rỗng vào khối u. Kim được gắn vào một ống tiêm dùng để hút một vài giọt chất lỏng có chứa các tế bào và các mảnh mô nhỏ.

Sau đó, mẫu xét nghiệm sẽ được đưa đi làm sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư hay không.

Sinh thiết FNA có thể giúp xác định sưng hạch bạch huyết ở cổ là do nhiễm trùng, tế bào ung thư lan đến, hay là do ung thư bắt đầu trong hạch bạch huyết. Nếu tế bào ung lan đến thì sinh thiết FNA không thể xác định vị trí gốc của ung thư.

3.6. X quang ngực

Nếu đã được chẩn đoán ung thư vòm họng, X-quang ngực sẽ được chỉ định để xác định liệu ung thư đã di căn đến phổi hay chưa. Điều này rất khó xảy ra, trừ khi ung thư đã đến giai đoạn muộn.

Xét nghiệm ung thư vòm họng
X-quang ngực để xác định ung thư đã di căn đến phổi chưa

3.7. Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp CT đầu và cổ giúp cung cấp thông tin về kích thước, hình dạng và vị trí của khối u và các hạch bạch huyết chứa ung thư. Chụp CT hoặc MRI rất quan trọng trong việc tìm kiếm ung thư có thể đã phát triển vào xương ở đáy hộp sọ. Đây là nơi phổ biến để ung thư vòm họng phát triển. Nó cũng có thể được sử dụng để tìm các khối u ở các bộ phận khác của cơ thể.

3.8. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm bên trong cơ thể, nhưng nó sử dụng từ trường mạnh thay vì tia X. Một chất cản quang gọi là gadolinium thường được tiêm vào tĩnh mạch trước khi chụp để nhìn rõ hơn các chi tiết.

MRI có thể được sử dụng để tìm hiểu xem ung thư có phát triển ở khu vực gần vòm họng hay không. MRI có ưu thế hơn một chút so với chụp CT trong việc hiển thị các mô mềm trong mũi và cổ họng, nhưng ít lợi thế hơn khi quan sát xương ở đáy hộp sọ, một vị trí ung thư vòm họng thường di căn tới.

3.9. Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)

Đường phóng xạ được sử dụng trong chụp PET. Nơi có mật độ đường phóng xạ cao thì nhiều khả năng là chứa tế bào ung thư. Điều này là do tế bào ung thư hấp thụ đường phóng xạ nhiều hơn so với tế bào bình thường. Sau khoảng 1 giờ sau khi đưa đường phóng xạ vào người, bạn được đặt nằm trên máy khoảng 30 phút để chụp hình.

Hình ảnh PET không quá chi tiết như CT hoặc MRI, nhưng có thể cung cấp thông tin hữu ích về toàn bộ cơ thể. Một số máy khác có thể chụp cả PET và CT (chụp PET/CT) cùng lúc. Điều này cho phép bác sĩ so sánh hoạt độ phóng xạ ở các khu vực trên PET và chi tiết hình ảnh trên CT.

PET thường được sử dụng để xác định ung thư có di căn đến các hạch bạch huyết hay không và liệu một khu vực bất thường trên phim chụp X-quang ngực có thể là ung thư hay không. Chụp PET cũng có thể hữu ích nếu bác sĩ cho rằng ung thư đã di căn nhưng chưa biết chính xác là đã di căn đến đâu.

3.10. Xét nghiệm huyết học và sinh hóa định kỳ

Xét nghiệm công thức máusinh hóa định kỳ giúp xác định tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Chúng cũng giúp chẩn đoán các vấn đề về dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh ganbệnh thận, gợi ý nguy cơ di căn ung thư đến gan hoặc xương.

3.11. Nồng độ DNA của virus Epstein-Barr (EBV)

Xét nghiệm EBV trong máu có thể được thực hiện trước và sau khi điều trị để xác định mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh.

Ung thư vòm họng là loại ung thư khó phát hiện từ sớm, hầu hết người bệnh phát hiện ra căn bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc khám sức khỏe, tổng thể, sàng lọc ung thư rất quan trọng.

Việc phát hiện sớm ung thư vòm họng là rất quan trọng, không chỉ giúp chẩn đoán và điều trị sớm mà còn có khả năng kéo dài sự sống của bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cancer.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan