Tổng hợp những điều bạn cần biết về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là một trong những dạng phổ biến của bệnh trĩ, thường không dễ phát hiện và khó điều trị. Việc nắm bắt đầy đủ thông tin về trĩ nội không chỉ giúp nhận biết sớm mà còn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh những biến chứng không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh và các vấn đề cần biết khác.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BS Nguyễn Ngọc Khánh - Trưởng Đơn nguyên Ngoại tiêu hóa - Tiết niệu - Phẫu thuật Robot & Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - 15 năm kinh nghiệm về phẫu thuật hậu môn trực tràng 

1. Định nghĩa và nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội hình thành dưới niêm mạc, trên đường lược, bắt nguồn từ đám rối trĩ nội. Các nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội tương tự như bệnh trĩ nói chung bao gồm:

  • Đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do đặc thù công việc như nhân viên văn phòng, tài xế hay đứng gác.
  • Táo bón kinh niên khiến phải rặn mạnh trong quá trình đi tiêu.
  • Tiêu chảy thường xuyên có thể làm tăng thể tích của búi trĩ.
  • Mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu ở vùng hậu môn trực tràng và các vùng lân cận cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.

2. Phân độ của bệnh trĩ nội và triệu chứng nhận biết

2.1. Bệnh trĩ nội phân độ 1

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu bao gồm:

  • Đi cầu ra máu, ban đầu máu có thể chỉ dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Khi bệnh nặng hơn, lượng máu chảy ra có thể nhiều hơn, chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia khi đi cầu.
  • Cảm giác đau rát khi đi cầu, ngứa ngáy hậu môn, gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Xuất hiện hiện tượng táo bón kéo dài.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn này, bệnh trĩ nội có thể tiến triển nặng hơn và trở nên khó điều trị hơn.

2.2. Bệnh trĩ nội phân độ 2

Triệu chứng của bệnh trĩ nội ở phân độ 2 trở nên rõ ràng hơn so với phân độ 1:

  • Khi đi đại tiện lượng máu ra nhiều hơn.
  • Cảm giác đau rát ở vùng hậu môn khi đi đại tiện.
  • Ngứa ở hậu môn.
  • Đặc biệt, có thể thấy một khối nhỏ giống như cục thịt lòi ra khi đi cầu nhưng sẽ tự thu lại sau đó, đây chính là búi trĩ.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, do cảm giác xấu hổ, người bệnh thường ngại đi khám và chọn cách chịu đựng sống cùng bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng khi bệnh trở nên quá đau đớn, mới đi khám thì bệnh đã nặng hơn và khó có thể điều trị dứt điểm.

2.3. Bệnh trĩ nội phân độ 3

Triệu chứng của bệnh trĩ nội ở phân độ 3 trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Lượng máu chảy ra ít hơn.
  • Búi trĩ sa ra ngoài và không tự co lại được, cần dùng tay để đẩy trở lại.
  • Đau rát kể cả khi không đi đại tiện và không thể ngồi thẳng trên ghế do áp lực lên búi trĩ.

Ở giai đoạn 3 này, mặc dù lượng máu chảy ít đi khiến nhiều người bệnh chủ quan không tìm kiếm sự điều trị kịp thời nhưng đây lại là giai đoạn cuối cùng có thể được điều trị nội khoa mà không cần đến phẫu thuật.

2.4. Bệnh trĩ nội phân độ 4

Phân độ nặng nhất của bệnh trĩ có các triệu chứng sau:

  • Búi trĩ sa ra ngoài liên tục, không phụ thuộc vào việc đi đại tiện.
  • Búi trĩ không thể đẩy trở lại vào bên trong.
  • Cảm giác đau đớn và chảy máu ngay cả khi đứng hay đi.

Do đó, ở giai đoạn này, hậu môn có thể gặp các rủi ro sau:

  • Dễ bị nhiễm trùng hoặc hoại tử búi trĩ.
  • Nứt kẽ hậu môn hoặc áp xe hậu môn.
  • Ung thư trực tràng. 
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 độ, mỗi phân độ đều có những biểu hiện khác nhau.
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 độ, mỗi phân độ đều có những biểu hiện khác nhau.

3. Các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau:

  • Kiểm tra trực tiếp: Bác sĩ sẽ thực hiện thăm dò trực tràng bằng cách dùng ngón tay để kiểm tra búi trĩ, trương lực cơ và các vấn đề khác.
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách luồn một ống nội soi mềm có gắn camera qua đường hậu môn để kiểm tra trực tràng.

4. Bệnh trĩ nội và các cách điều trị hiệu quả

4.1. Sinh hoạt và ăn uống

  • Chế độ vệ sinh sinh hoạt: Việc duy trì thói quen này là cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa bệnh trĩ và ngăn ngừa tái phát, bao gồm việc tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong cùng một tư thế.
  • Chế độ ăn uống: Cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn tái phát bệnh trĩ. Ăn uống đúng cách giúp bệnh nhân tránh xa các vấn đề về táo bón và tiêu chảy, qua đó giảm thiểu việc phải sử dụng thuốc và phải khám bệnh thường xuyên. 
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng việc hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng việc hỗ trợ điều trị hiệu quả.

4.2. Điều trị qua thuốc

Các thuốc toàn thân uống: Aflon 500mg và các sản phẩm dùng tại chỗ như viên đặt hậu môn Proctolog hoặc dạng kem bôi.

4.3. Sử dụng thủ thuật

Bệnh trĩ nội có thể được điều trị bằng các thủ thuật như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại,...

4.4. Phương pháp ngoại khoa

  • Treo trĩ (Hemorrhoidopexy): Phương pháp này không cắt trực tiếp búi trĩ mà thực hiện kéo các búi trĩ sa vào lại trong hậu môn. Cách thức này cũng đã được phát triển với nhiều biến thể cải tiến.
  • Phẫu thuật Longo: Được sử dụng cho trĩ nội độ III. Phương pháp này có ưu điểm là phẫu thuật nhanh (10 phút), thẩm mỹ cao và quan trọng là hầu như không gây đau, giảm biến chứng hẹp hậu môn và chảy dịch do đóng hậu môn không kín.
  • Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ: Phương pháp này an toàn và hiệu quả, thích hợp cho cả trĩ độ IV và trĩ ngoại có khả năng trượt được.

Đây là một phương pháp đơn giản và an toàn, hầu như không gặp phải các biến chứng nặng như những phương pháp cắt búi trĩ. 

Tình trạng trĩ nội được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Tình trạng trĩ nội được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

5. Biện pháp phòng ngừa

Bệnh trĩ nội có thể được phòng ngừa thông qua các phương pháp sau:

  • Uống đủ nước.
  • Bổ sung rau củ để tăng cường chất xơ.
  • Nên đi lại 30 phút 1 lần nếu làm công việc đòi hỏi ngồi nhiều.
  • Không nhịn đi đại tiện.
  • Không nên ngồi bồn cầu quá lâu.
  • Khi đi đại tiện không nên rặn.
  • Không để tình trạng táo bón thường xuyên.
  • Tránh thức ăn cay nóng, rượu bia…
  • Tránh các hoạt động như nâng tạ hoặc nâng vác đồ nặng.  
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục qua hậu môn.

Xem thêm: Bệnh trĩ từ A đến Z: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

6. Vinmec - địa chỉ điều trị bệnh trĩ nội uy tín hàng đầu thủ đô

Vinmec là bệnh viện đa khoa quốc tế hàng đầu, nổi bật trong điều trị bệnh trĩ với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm như Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật ổ bụng, tiêu hóa-gan mật và hậu môn trực tràng.
  • Dịch vụ khám, tư vấn và điều trị bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, tối tân hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
  • Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và đảm bảo tiệt trùng tối đa.
  • Mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyến hiện đại, giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe