Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Trước đây phẫu thuật thay van động mạch chủ là cách duy nhất để giúp cải thiện các triệu chứng và tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Song có một số lượng không nhỏ bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ không thể phẫu thuật do tuổi cao, sức yếu hoặc có các bệnh lý mạn tính kèm theo. Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI) ra đời, đã trở thành giải pháp tối ưu cho người bị hẹp van động mạch chủ.
1. Các trường hợp thay van động mạch chủ đặc biệt tại Bệnh viện Vinmec
1.1. Bệnh nhân: Trần Thị Thơm, 69 tuổi ở Nguyễn Công Hoan, Hà Nội
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tim 2 năm trước khi điều trị. Mỗi lần leo cầu thang, bệnh nhân có cảm giác ngực bị bóp nghẹt, không thở được, cứng hàm và mắt mờ đi. Để có thể leo lên tầng 5, nơi gia đình bà đang sinh sống, bà phải nghỉ nhiều lần, vịn vào cầu thang để thở. Ngay cả những khi thay đổi tư thế bà cũng cảm thấy choáng váng. Cách thời điểm điều trị 3 tháng, bệnh nhân có những lúc không thở được xuất hiện đột ngột khi ngủ.
Sau khi thăm khám cho bà Th, Trung tâm Tim Mạch – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết: bệnh nhân vào viện khi bệnh đã nặng, đã có cơn hen tim, phù phổi cấp, nguy cơ đột tử bất cứ khi nào. Bệnh nhân được chẩn đoán bị Hẹp van động mạch chủ khít, suy tim, có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường và giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.
Các bác sĩ đã hội chẩn và lựa chọn phương pháp can thiệp thay van động mạch chủ qua da (TAVI) để điều trị cho bệnh nhân. Sau điều trị sức khỏe bệnh nhân tốt, có thể leo 5 tầng cầu thang một cách dễ dàng, và có thể phụ giúp con cháu làm việc nhà.
1.2. Bệnh nhân nam Nguyễn Văn Ngự, 77 tuổi, đến từ Việt Trì, Phú Thọ
Ông Ng. được chẩn đoán mắc bệnh van tim từ tháng 4/2016 song không điều trị. Đến cuối tháng 5/2017, bệnh nhân bị tăng huyết áp, có hiện tượng đau ngực, khó thở, các triệu chứng tăng khi gắng sức. Khi đi khám bệnh nhân được chẩn đoán bị hẹp van động mạch chủ khít, suy tim. Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ ngày càng khó thở, tình trạng suy tim sẽ nặng thêm, có thể dẫn đến đột tử cất cứ khi nào.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã quyết định sử dụng kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI) để điều trị cho ông Ng.. Sau điều trị, sức khỏe được cải thiện tốt, giúp cho bệnh nhân có chất lượng sống tốt hơn.
1.3. Bệnh nhân Nguyễn Thị Tư, 60 tuổi, tại Thới Hòa, Vĩnh Long
Bác T. bị bệnh hẹp van động mạch chủ 5 năm, đã điều trị tại nhiều bệnh viện mà tình trạng bệnh vẫn diễn biến xấu đi. Bác thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau ngực trái, cả khi ngồi nghỉ ngơi cũng thấy khó thở, một tháng bác bị ngất 3 lần. Bác tìm đến Bệnh viện Vinmec Central Park theo chương trình chữa bệnh từ thiện của Quỹ Thiện Tâm – Tập đoàn Vingroup.
Sau khi thăm khám bác được chỉ định thay van động mạch chủ bằng ống thông qua da (TAVI) ngay. Bởi vì theo GS.TS Võ Thành Nhân – Trưởng khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, thì tỷ lệ đột tử của bác Tư rất cao, cao hơn 5 lần so với bình thường. Ngoài ra bệnh nhân còn có nhiều bệnh lý khác nữa như bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính giai đoạn 3. Chính vì vậy đây là một ca khó, tuy nhiên các bác sĩ đã thực hiện thành công, sức khỏe ổn định, bệnh nhân quay trở lại cuộc sống bình thường.
1.4. Bệnh nhân V, 55 tuổi, quốc tịch Đức
Bệnh nhân V. khi thấy đau ngực đã đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec khám, được các bác sĩ chẩn đoán bị suy tim, có nguy cơ đột tử, nên cần phải mổ sớm. Bệnh nhân đã biết mình bị hẹp van động mạch chủ nặng, vôi hóa, hẹp khít động mạch dưới đòn trái, trước đó ông đã đặt stent động mạch đùi trái. Ông đã được chỉ định thay van động mạch chủ, song vẫn trì hoàn do chưa thu xếp được công việc. Lần này, bệnh tình đã nặng hơn, nên ông cần phải phẫu thuật sớm, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng
Sau khi biết bác sĩ tại khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là chuyên gia phẫu thuật lồng ngực có nhiều kinh nghiệm sẽ thực hiện phẫu thuật cho mình, cùng với việc tham khảo ý kiến của người thân cũng như các chuyên gia y tế quốc tế đang làm việc tại Việt Nam, ông đã quyết định mổ ngay tại bệnh viện Vinmec.
Đây cũng là ca bệnh khó bởi bệnh nhân có nhóm máu hiếm Rh (-), sẽ gặp phải khó khăn khi cần truyền máu. Do đó bệnh viện Vinmec đã hợp tác cùng với Viện huyết học và truyền máu trung ương, chuẩn bị máu dự trữ để có thể truyền cho bệnh nhân kịp thời khi cần thiết. Cùng với đó các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp truyền máu hoàn hồi - toàn bộ lượng máu bị chảy ra khi mổ sẽ được làm sạch bằng máy sau đó truyền trở lại cho bệnh nhân. Phương pháp này giúp tránh tối đa các nguy cơ có thể xảy ra khi truyền máu. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã phục hồi tốt và ra viện sau 2 tuần điều trị.
Qua các ví dụ trên cho thấy Bệnh viện Vinmec đã thực hiện thành công kỹ thuật TAVI, cứu sống nhiều bệnh nhân. Chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về thủ thuật này.
2. Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI) tại Bệnh viện Vinmec Times City và Bệnh viện Vinmec Central Park
2.1. Kỹ thuật TAVI là gì?
TAVI là kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da, kỹ thuật này được thực hiện lần đầu tiên năm 2002, trên bệnh nhân hẹp van động mạch chủ khít bị từ chối phẫu thuật bởi các nhà khoa học cho rằng nguy cơ phẫu thuật quá cao, được thực hiện bởi bác sĩ tim mạch can thiệp Dr.Alain Cribier. Kỹ thuật này đã được áp dụng chính thức và thường quy trong khoảng 10 năm nay. Vinmec là một trong vài bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật này độc lập.
2.2. Đối tượng chỉ định của kỹ thuật TAVI
Kỹ thuật TAVI được chỉ định áp dụng cho các bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí sau:
- Bệnh nhân ≥ 60 tuổi, bị hẹp van động mạch chủ nặng, diện tích lỗ van < 1cm2, độ chênh áp qua van trung bình > 40 mmHg.
- Bệnh nhân có triệu chứng và tiên lượng sống còn > 1 năm.
- Bệnh nhân có giải phẫu học động mạch chủ và động mạch ngoại biên phù hợp với kỹ thuật.
- Bệnh nhân có nguyện vọng thực hiện kỹ thuật TAVI để điều trị.
- Bệnh nhân được “nhóm tim mạch” bao gồm bác sĩ nội tim mạch, bác sĩ ngoại tim mạch, bác sĩ tim mạch can thiệp và bác sĩ gây mê hồi sức thông qua chỉ định.
Trường hợp chống chỉ định tuyệt đối của phương pháp này đó là:
Về mặt tổ chức:
- Không có “nhóm tim mạch” và đơn vị phẫu thuật tim tại chỗ.
- Không có sự thông qua của “nhóm bác sĩ tim mạch”
Về mặt lâm sàng:
- Bệnh nhân có tiên lượng sống còn < 1 năm.
- Không cải thiện được chất lượng cuộc sống vì các bệnh lý khác đi kèm.
- Bệnh nhân có bệnh van tim nặng khác đi kèm, có chỉ định thay nhiều van.
Về mặt giải phẫu học:
- Bệnh nhân có vòng van động mạch chủ < 18mm hoặc > 29mm.
- Bệnh nhân có huyết khối ở thất trái.
- Bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc tiến triển
- Bệnh nhân có nguy cơ tắc lỗ xuất phát động mạch vành cao: lỗ động mạch vành - sàn van động mạch chủ < 10 mm. Do nguy cơ bít lỗ động mạch vành và block nhĩ thất hoàn toàn.
- Bệnh nhân có mảng xơ vữa với huyết khối di động ở động mạch chủ lên, quai động mạch chủ.
- Tiếp cận qua đường động mạch đùi: động mạch đùi hoặc động mạch chậu nhỏ có đường kính < 6mm, ngoằn ngoèo, vôi hóa nặng.
Trường hợp chống chỉ định tương đối:
- Van động mạch chủ không vôi hóa hoặc van động mạch chủ 2 mảnh.
- Bệnh nhân có bệnh mạch vành cần tái thông nhưng chưa thực hiện.
- Huyết động không ổn định.
- Chức năng tâm thu thất trái LVEF < 20%.
2.3. Tiêu chuẩn chất lượng của kỹ thuật TAVI
- Tỷ lệ thành công: 95%
- Biến chứng tai biến mạch máu não: <5%
- Biến chứng tắc mạch vành: 1%
- Biến chứng rối loạn dẫn truyền phải đặt máy tạo nhịp <20%.
- Biến chứng mạch máu < 20%
- Tràn máu màng ngoài tim: 1,2%
- Phẫu thuật tim sau TAVI < 1%
- Tỷ lệ tử vong < 6%.
2.4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật TAVI
Ưu điểm của kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da đó là:
- Ít xâm lấn, nhẹ nhàng và đơn giản hơn phẫu thuật thay van động mạch chủ thông thường.
- Bác sĩ không cần phải xẻ dọc xương ức của bệnh nhân, không phải chạy máy tim phổi nhân tạo tuần hoàn ngoài cơ thể, không gây mê toàn thân nên giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
- Giảm thời gian hậu phẫu cũng như rút ngắn thời gian nằm viện.
- Tỷ lệ thành công cao.
- Đây là cứu cánh cho những bệnh nhân không thể chịu đựng phẫu thuật vì tuổi già sức yếu hoặc có kèm bệnh lý mạn tính.
Tuy nhiên, kỹ thuật TAVI cũng có những nhược điểm nhất định:
- Chi phí còn cao.
- Đòi hỏi cấu trúc van động mạch chủ và các đường tiếp cận phải phù hợp.
2.5. Quy trình thực hiện
Kỹ thuật TAVI được thực hiện qua các bước sau đây:
- Bước 1: Bệnh nhân sẽ được thực hiện các cận lâm sàng (siêu âm tim (TEE và TTE), CT scan cũng như các xét nghiệm máu khác) để đánh giá sự phù hợp cấu trúc van tim và mạch máu về mặt giải phẫu. Chụp mạch vành và cung động mạch chủ, động mạch tiếp cận đánh giá mức thương tổn của hệ mạch vành, mức độ vôi hóa van động mạch chủ cũng như là đường tiếp cận mạch máu.
- Bước 2: Hội chẩn thông qua "nhóm tim mạch" để có được sự đồng thuận và chỉ định phù hợp cho bệnh nhân. Giải thích cho bệnh nhân và thân nhân về chỉ định, chi phí, các biến chứng có thể gặp trước, trong và sau thủ thuật. Đưa ra sự lựa chọn van tim nhân tạo cho bệnh nhân, quý vị có thể tham khảo thông tin về các loại van tim nhân tạo.
- Bước 3: Thực hiện thủ thuật.
2.6. Các biểu hiện bình thường sau khi thực hiện kỹ thuật
- Thỉnh thoảng bệnh nhân có hồi hộp nhưng không kéo dài.
- Bệnh nhân có cảm giác ran ngực trái nhẹ, có thể kéo dài nhưng giảm về cường độ so với trước khi thủ thuật.
- Bệnh nhân có thể thấy đau và bầm nhẹ nơi tiếp cận mạch máu.
2.7. Khi nào thì những biểu hiện sau thủ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Bệnh nhân có biểu hiện nặng ngực trái tăng lên.
- Bệnh nhân bị rỉ máu tại vị trí tiếp cận mạch máu.
2.8. Vì sao nên thực hiện kỹ thuật này tại Vinmec?
Người bệnh nên lựa chọn thực hiện kỹ thuật TAVI tại Vinmec vì các lý do sau đây:
- Vinmec là nơi duy nhất tại Việt Nam có trang bị phòng Hybrid có thể thực hiện được các kỹ thuật khó và phức tạp, các trang thiết bị hiện đại đem lại chất lượng hình ảnh tốt nhất cho thủ thuật viên.
- Là nơi duy nhất tại Việt Nam được trao chứng chỉ "đơn vị thay van động mạch chủ độc lập" tại Việt Nam, và GS. Võ Thành Nhân là bác sĩ tim mạch can thiệp đầu tiên được trao chứng chỉ "Proctor" tại Việt Nam.
- Có ekip "nhóm tim mạch" hoạt động thống nhất và tương trợ, bác sĩ phẫu thuật Tim mạch luôn đồng hành trong quá trình thủ thuật.
2.9. Các bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật TAVI
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có 3 bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật này đó là:
- ThS.Bác sĩ Nguyễn Văn Phong - Bác sĩ Nội và Can thiệp Tim mạch, hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực siêu âm tim người lớn và trẻ em
- Bác sĩ Lê Đức Hiệp - Bác sĩ Nội và Can thiệp Tim mạch, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tim mạch, đặc biệt trong Chẩn đoán và điều trị các bệnh nội khoa.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park có GS.TS.Bác sĩ Võ Thành Nhân - Giám đốc Trung tâm Tim mạch đã thực hiện thủ thuật này.
Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI) là giải pháp tối ưu cho các bệnh nhân hẹp van động mạch chủ. Kỹ thuật có nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục những hạn chế của phương pháp phẫu thuật thay van động mạch chủ trước đây. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park là hai trong số các bệnh viện có thể thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam.
Trong tháng 4 &5/2021, khi có nhu cầu khám và điều trị bệnh tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City và Vinmec Central Park, quý khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi kép:
- Miễn phí khám chuyên khoa và giảm giá 50% nhiều gói khám tim mạch như:
+ Gói sàng lọc tim mạch cơ bản
+ Gói khám tăng huyết áp
+ Gói khám suy tim
+ Gói khám bệnh mạch vành
+ Gói khám tim mạch toàn diện
-Giảm 50% chi phí đối với khách hàng có chỉ định điều trị sau khám. Chương trình áp dụng giới hạn cho kỹ thuật tương ứng từng bệnh viện và cho khách hàng lần đầu thực hiện kỹ thuật điều trị này tại Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.