Giảm cân ở người đái tháo đường khi nào thì tốt và khi nào thì xấu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khi bạn bị sút cân không có chủ đích thay vì cảm thấy vui mừng thì bạn nên thận trọng hơn. Thực tế tình trạng bạn bị giảm cân ngoài ý muốn là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe bạn đang gặp vấn đề cần phải gặp bác sỹ khám và tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt.

1. Giảm cân đột ngột: Dấu hiệu này nên nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, insulin không đủ sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Do đó khi cơ thể thiếu insulin thì cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể. Giảm cân đột ngột thường được thấy ở những người trước khi chẩn đoán bệnh tiểu đường typ1 hơn typ2.

Trong thực tế cân nặng của bạn được xác định bởi một số yếu tố bao gồm tuổi tác lượng calo của bạn và sức khỏe tổng thể. Khi bạn đến tuổi trung niên, cân nặng của bạn sẽ duy trì tương đối ổn định từ năm này sang năm khác. Giảm hoặc tăng một vài cân có thể là hiện tượng bình thường và rất dễ nhận biết nếu bạn không có ý định chủ động giảm cân. Nhưng giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân thì rất có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

2. Khi giảm cân sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh gặp trong bệnh đái tháo đường typ2

Nghe có vẻ mâu thuẫn và khó hiểu nhưng thực sự khi bạn bị bệnh tiểu đường typ2 giảm cân cùng với xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh tiểu đường của bạn thuyên giảm. Khi bạn thừa cân và mắc bệnh tiểu đường typ2 biện pháp giảm cân sẽ hạ đường huyết giúp bạn cải thiện sức khỏe.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và bệnh diễn biến phức tạp. Vì vậy, trong quá trình giảm cân người bệnh được bác sĩ theo dõi sát về lượng đường trong máu và insulin trong máu và thuốc điều trị. Những bệnh nhân đái tháo đường typ2 bị giảm cân từ 4kg đến 5kg điều đó sẽ có lợi cho sức khỏe chẳng hạn như: Giảm hạ đường huyết, hạ huyết áp, mức cholesterol tốt hơn, giảm căng thẳng ở hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân của bạn, tâm trạng bạn sẽ thoải mái hơn

Sút cân ở người bệnh tiểu đường
Giảm cân sẽ giúp bệnh thuyên giảm

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý cân bằng phù hợp giữa bệnh tiểu đường và giảm cân để phù hợp với từng cá thể khác nhau. Bạn hãy thường xuyên kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn trong quá trình giảm cân.

Đồng thời, hãy kiểm soát lượng thức ăn được nạp vào cơ thể, theo tính toán, những người mắc bệnh tiểu đường nên cắt giảm 500 calo mỗi ngày, các chất cần cắt giảm bao gồm: protein, carbohydrate và chất béo. Carbs có tác dụng lớn nhất đối với lượng đường trong máu. Những thực phẩm có chất xơ (ví dụ như bánh mì và rau củ nguyên hạt) tốt hơn nhiều so với việc ăn các loại carb có đường hoặc tinh bột, bởi vì chúng ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu của bạn và chúng nhanh chóng được tiêu hóa.

3. Tập thể dục đều đặn và đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh tiểu đường

Một trong nhiều lợi ích của việc tập thể dục là nó giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định và cân bằng. Bạn cũng có nhiều khả năng giảm cân nếu tập thể dục thường xuyên. Để đem lại hiệu quả sức khỏe tốt nhất bạn hãy đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân.

Ví dụ: Đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần để cải thiện sức khỏe của bạn. Bạn có thể chia thời gian theo bất kỳ cách nào bạn chọn.

Hoạt động vật lý đốt cháy cả đường trong máu và đường được lưu trữ trong cơ và gan. Nếu bạn sử dụng insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác, bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi bạn bắt đầu tập thể dục. Bạn nên nói chuyện lại với bác sĩ về việc giảm liều thuốc và insulin trong khi bạn tập thể dục thường xuyên.

Ngoài chăm chỉ tập luyện, bạn cũng nên quan tâm đồng thời đến chế độ dinh dưỡng bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ như trái cây không quá ngọt, bánh quy giòn không đường, nước trái cây và soda không đường trong mỗi buổi tập. Lưu ý mỗi loại bài tập của bạn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khác nhau.

Theo thống kê, sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng lên gấp 2 lần, từ gần 3% lên đến 5,4% dân số, đặc biệt là đái tháo đường type 2. Việc khám sàng lọc tiểu đường sẽ giúp người bệnh cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân và có phương pháp can thiệp kịp thời là điều rất cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Diabetes.co.uk, Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

52.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Các đối tượng có nguy cơ bị hạ đường huyết sơ sinh
    Các đối tượng có nguy cơ bị hạ đường huyết sơ sinh

    Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ hay thậm chí là trẻ sơ sinh cũng bị hạ đường huyết. Trường hợp trẻ bị hạ đường huyết mà không được điều trị và chăm sóc kịp thời có thể gây ảnh hưởng ...

    Đọc thêm
  • Huyết áp cao
    Bệnh tăng huyết áp và kháng insulin liên quan thế nào?

    Kháng insulin và tăng insulin máu bù thường xảy ra ở bệnh nhân tăng huyết áp cơ bản không được điều trị. Sự tồn tại chung của đề kháng insulin và tăng huyết áp có thể được xem như mối ...

    Đọc thêm
  • siofor 500
    Công dụng thuốc Siofor 500

    Khi mắc bệnh đái tháo đường, việc kiểm soát glucose máu bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập không thành công thì sử dụng thuốc là chỉ định bắt buộc. Thuốc Siofor 500 là một trong số các ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm: Vì sao bạn đói?

    Đói là một phản ứng bình thường khi chúng ta cần nạp năng lượng. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến việc cơ thể nhầm tưởng rằng bạn đang bị thiếu năng lượng và gây ...

    Đọc thêm
  • Mekoaryl 4
    Công dụng thuốc Mekoaryl 4

    Thuốc Mekoaryl 4 được dùng để trị tiểu đường không phụ thuộc vào insulin ở những đối tượng không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn uống hoặc luyện tập thông thường. Bài viết dưới đây sẽ cung ...

    Đọc thêm