Tăng động giảm chú ý (ADHA) tại nơi làm việc

Khả năng tập trung xuất sắc, chú ý đến chi tiết, tốc độ và tổ chức công việc tốt,... là những điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở nhân viên và ứng viên của họ. Tuy nhiên, khi bạn bị tăng động giảm chú ý (ADHA), những yêu cầu này là một thách thức thực sự.

1. Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến công việc như thế nào?

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến triển vọng công việc như thế nào tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bạn. Một số người có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, trong khi những người khác không thể vượt qua ngày làm việc mà không gặp phải những vấn đề với sếp hoặc đồng nghiệp. Một số người bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn có thể bị mất việc làm, thất nghiệp từ công việc này sang công việc khác.

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến hiệu suất công việc theo một số cách khác nhau. Nếu bạn không thể ngồi yên và gặp rắc rối với việc tổ chức và tập trung, bạn có thể thấy các cuộc họp trở nên tồi tệ. Theo dõi nhiều dự án và thời hạn là một thách thức rất lớn.

Một nghiên cứu cho thấy, những người mắc chứng tăng động giảm chú ý thường gặp nhiều khó khăn hơn với khả năng chú ý, trí nhớ làm việc, xử lý tâm trí và khả năng giao tiếp trôi chảy. Đây đều được gọi là những khả năng điều hành - chức năng quan trọng ở nơi làm việc.

Nếu bạn bị tăng động giảm chú ý, bạn có thể gặp khó khăn trong việc:

  • Quản lý thời gian.
  • Sắp xếp và luôn ngăn nắp.
  • Lắng nghe và chú ý.
  • Làm theo hướng dẫn.
  • Hoàn thành bài tập.
  • Tham khảo chi tiết.
  • Đi làm đúng giờ.
  • Chỉ nói khi đến lượt bạn.
  • Ngồi yên.
  • Kiểm soát cảm xúc.
tang-dong-giam-chu-y-adha-tai-noi-lam-viec-1
Tăng động giảm chú ý có thể gây khó khăn giao tiếp

Bạn cũng có thể gặp sự cố do không thể kiểm soát được:

  • Sự phẫn nộ.
  • Sự chần chừ.

Tăng động giảm chú ý thường dẫn đến trầm cảm và tự ti. Khi bạn không thể hoàn thành thời hạn và không thể hoàn thành công việc đúng tiến độ, điều đó có thể khiến những cảm giác này trở nên tồi tệ hơn.

2. Mẹo để làm tốt công việc bạn đang có

Khi bạn có một công việc, hãy thử những điều sau:

  • Tìm sự bình yên: Yêu cầu làm việc trong một không gian yên tĩnh, nơi bạn sẽ không dễ bị phân tâm.
  • Kết thân với đồng nghiệp tốt: Làm việc với người quản lý hoặc đồng nghiệp có khả năng tổ chức tốt và có thể giúp hướng dẫn bạn thông qua các dự án từ đầu đến khi hoàn thành.
  • Đặt lịch trình: Giữ một bản kế hoạch ngày với lịch và danh sách những việc cần làm, cập nhật chúng thường xuyên. Thiết lập điện thoại thông minh hoặc máy tính của bạn để gửi cho bạn lời nhắc điện tử về các cuộc họp và ngày đến hạn.
  • Viết ra giấy: Ghi chú tại các cuộc họp và trong các cuộc trò chuyện điện thoại, đồng thời thêm tất cả các nhiệm vụ mới vào danh sách việc cần làm của bạn.
  • Lập lịch trình gián đoạn: Dành khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày để trả lời thư thoại và email để chúng không làm gián đoạn các trách nhiệm khác của bạn.
  • Đặt mục tiêu thực tế: Chia nhỏ các ngày của bạn thành một loạt các nhiệm vụ riêng lẻ và chỉ cố gắng giải quyết một nhiệm vụ tại một thời điểm. Sử dụng bộ hẹn giờ để cho bạn biết khi nào cần chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
  • Tự thưởng cho bản thân: Khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ hoặc làm theo các thủ thuật tổ chức này, hãy tìm cách tự thưởng cho mình. Hãy nghỉ ngơi để đi dạo. Đọc một bài báo trên tạp chí. Đối với những mục tiêu lớn, hãy ra ngoài ăn những món bạn thích hoặc mua cho mình một món gì đó mà bạn mong muốn.
  • Chia sẻ công việc: Nếu có thể, hãy nhờ trợ lý hoặc nhân viên thực tập chăm sóc những chi tiết nhỏ để giải phóng bạn để bạn có thể tập trung vào bức tranh lớn.
  • Thư giãn: Làm các động tác thư giãn. Chúng có thể giúp bạn tập trung. Hãy đứng dậy mỗi giờ một lần và đi dạo, uống nước hoặc nói chuyện với đồng nghiệp.

Để giúp bạn thích nghi với công việc của mình, hãy tranh thủ sự giúp đỡ của cố vấn nghề nghiệp hoặc cấp trên, họ có thể hướng dẫn bạn về bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải. Họ cũng có thể giúp bạn vượt qua các tình huống công việc mà bạn thấy rắc rối nhất.

tang-dong-giam-chu-y-adha-tai-noi-lam-viec-2
Thư giãn là 1 cách để tránh tăng động giảm chú ý

3. Mặt tích cực của tăng động giảm chú ý tại nơi làm việc

Hãy tận dụng những lợi ích - có thể đi kèm với tăng động giảm chú ý. Sự bồn chồn, bốc đồng và luôn muốn thử những điều mới có thể là tài sản lớn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có công việc kinh doanh của riêng mình.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều người trưởng thành mắc tăng động giảm chú ý trở thành doanh nhân. Bí quyết để thành công là tìm một nghề nghiệp phù hợp nhất với bạn. Sau đó, sử dụng năng lượng, sự sáng tạo và những điểm mạnh khác của bạn để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan