Quản lý nôn và buồn nôn sau phẫu thuật

Bài viết của Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ánh Hiền - Bác sĩ Gây mê Giảm đau - Khoa Gây mê Phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân và kết quả phẫu thuật, đồng thời có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn điện giải và nước, hay viêm phổi do hít chất nôn từ dạ dày.

1. Ảnh hưởng của tình trạng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật

Nôn và buồn nôn là một trong những biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau mổ. Theo thống kê của Hội Gây mê Hồi sức Hoa Kỳ, có khoảng 20 - 30% bệnh nhân bị nôn và buồn nôn trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, tỉ lệ này tăng đến 80% ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân và kết quả phẫu thuật, đồng thời có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn điện giải và nước, hay viêm phổi do hít chất nôn từ dạ dày (hội chứng Mendelson).

Dự phòng cũng như điều trị nôn và buồn nôn sau phẫu thuật là một vấn đề rất đáng quan tâm trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân sau phẫu thuật. Việc sử dụng các loại thuốc chống nôn dự phòng nên dựa trên cơ sở đánh giá các nguy cơ nôn và buồn nôn sau khi phẫu thuật của bệnh nhân. Tuy nhiên, không có một thang điểm nào có thể dự báo chính xác nguy cơ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật cho một bệnh nhân mà chỉ cho phép các bác sĩ ước tính được nguy cơ giữa các nhóm bệnh nhân.

2. Đánh giá nguy cơ nôn và buồn nôn sau khi phẫu thuật trên bệnh nhân

2.1. Yếu tố nguy cơ ở người lớn

Tác giả Apfel đã dựa vào 4 yếu tố sau đây để đánh giá nguy cơ buồn nôn và nôn sau khi phẫu thuật. Mỗi yếu tố nguy cơ được tính là 1 điểm. Càng nhiều yếu tố tiên đoán thì nguy cơ nôn và buồn nôn sau khi phẫu thuật càng cao. Các yếu tố bao gồm:

  • Phụ nữ
  • Không hút thuốc lá
  • Say tàu xe hoặc tiền căn nôn và buồn nôn sau phẫu thuật
  • Sử dụng thuốc nhóm Morphin trong và sau mổ

Bảng điểm Apfel

Điểm nguy cơ 0 1 2 3 4
Ước lượng nguy cơ (%) 10% 20% 40% 60% 80%
Nguy cơ nôn và buồn nôn sau khi phẫu thuật Thấp Thấp Trung bình Cao Cao
buồn nôn sau phẫu thuật
Sử dụng thuốc nhóm Morphin trong và sau mổ có thể gây buồn nôn sau khi phẫu thuật

2.2. Yếu tố nguy cơ ở trẻ em

Sử dụng thang điểm Eberhart:

  • ≥ 3 tuổi
  • Tiền sử buồn nôn và nôn sau mổ của bản thân, cha mẹ hoặc anh chị em ruột
  • Phẫu thuật chỉnh lé mắt
  • Thời gian phẫu thuật ≥ 30 phút
Điểm nguy cơ 1 2 3 4
Ước lượng nguy cơ (%) 10% 30% 55% 70%

Ngoài ra, Hiệp hội Gây mê Nhi khoa Anh đã đưa ra khái niệm “phẫu thuật gây nôn”: cắt Amidan và nạo VA, mổ vùng tai giữa.

3. Dự phòng, điều trị nôn và buồn nôn sau phẫu thuật

Các chiến lược được khuyến cáo để giảm nguy cơ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật bao gồm:

  • Đánh giá có thể gây tê vùng thay thế cho gây mê không

Nếu gây mê: Làm trống dạ dày trước phẫu thuật; tiêm tĩnh mạch Ranitidin 2 mg/kg trước khởi mê 45 phút; cho bệnh nhân thở oxy 100% trong 3 phút trước khởi mê; dẫn mê và duy trì mê với PROPOFOL; giảm nồng độ thuốc mê bốc hơi, không dùng N2O; giảm thiểu dùng OPIOID trong và sau mổ.

4. Phác đồ dự phòng, điều trị nôn và buồn nôn sau khi phẫu thuật tại Vinmec

Dự phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật:

  • Nguy cơ thấp: không dùng thuốc
  • Nguy cơ trung bình: Ondansetron + Dexamethason
  • Nguy cơ cao: Ondansetron + Dexamethason + gây mê tĩnh mạch

Điều trị giải cứu: Metoclopramid, Droperidol

Thuốc Liều Thời điểm dùng
Ondansetron Người lớn: 4-8 mg
Trẻ em: 50-100 mcg/kg, tối đa 4 mg
Cuối cuộc mổ
Dexamethasone Người lớn: 4-8 mg
Trẻ em: 150 mcg/kg, tối đa 5 mg
Lúc khởi mê
Metoclopramide Người lớn: 10 mg Điều trị giải cứu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Slandom 4
    Công dụng thuốc Slandom 4

    Slandom 4 là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nôn và phản xạ nôn sau phẫu thuật hoặc hóa xạ trị ung thư. Để dùng thuốc Slandom 4 an toàn và hiệu quả thì bạn nên tham ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Tragentab
    Công dụng thuốc Tragentab

    Tragentab thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa được dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do viêm gan, viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa, nôn sau hậu phẫu, chậm tiêu do viêm thực quản trào ngược... ...

    Đọc thêm
  • Espasevit
    Công dụng thuốc Espasevit

    Espasevit thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sản xuất bởi Công ty Instituto Biologico Contemporaneo S.A.. Việc sử dụng thuốc Espasevit theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe và phát ...

    Đọc thêm
  • Maxsetron
    Công dụng thuốc Maxsetron

    Thuốc Maxsetron được dùng trong điều trị nôn nao, nôn mửa do dùng liệu pháp hóa trị liệu, xạ trị,...Vậy cách sử dụng thuốc Maxsetron như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc này? Hãy cùng tìm ...

    Đọc thêm
  • thuốc Aponvie
    Tác dụng của thuốc Aponvie

    Aponvie là 1 trong những thuốc dùng để ngăn ngừa nôn và buồn nôn sau phẫu thuật. Với thành phần chính là aprepitant, thuốc Aponvie được bào chế ở dạng nhũ tương tiêm tĩnh mạch. Những thông tin về thuốc ...

    Đọc thêm