Phẫu thuật lại trong bệnh mạch máu ngoại vi

Phẫu thuật lại trong bệnh mạch máu ngoại vi là một phương pháp điều trị những trường hợp bệnh nhân đã từng phẫu thuật bệnh mạch máu ngoại vi trước đó, nay xuất hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh lý liên quan đến thiếu máu, chảy máu...

1. Bệnh rối loạn mạch máu ngoại vi

Trong các bệnh mạch máu thì bệnh rối loạn mạch máu ngoại vi là bệnh xảy ra khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường hoặc tổn thương các mạch máu ở ngoại vi, có thể là động mạch hoặc tĩnh mạch, xảy ra ở chi trên hoặc chi dưới. Dưới đây là một số bệnh rối loạn mạch máu ngoại vi thường xảy ra ở người:

Đây là tình trạng tĩnh mạch của chi dưới bị giãn, không thể trở lại tình trạng bình thường được và thường có nguyên nhân là do bệnh mạch vành hoặc tổn thương hệ thống van tĩnh mạch. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, gấp 2- 3 lần. Trên lâm sàng, giãn tĩnh mạch chi dưới diễn ra trong 3 giai đoạn đó là giãn tĩnh mạch còn bù, giãn tĩnh mạch gần mất bù và giãn tĩnh mạch mất bù. Đối với thời kỳ giãn tĩnh mạch còn bù bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như cơ thể có cảm giác nặng nề, tức và mỏi chi dưới nếu đứng quá lâu, sưng nhẹ chi dưới sau khi làm việc lâu và giảm đi khi nghỉ ngơi. Trong giai đoạn gần mất bù, những dấu hiệu kể trên xuất hiện rõ ràng hơn, kèm theo cảm giác đau khi đi lại, chi dưới sưng và tím hơn, nhất là phần mu bàn chân, xuất hiện triệu chứng ngứa da và có thể tĩnh mạch nông nằm dưới da giãn. Khi bệnh nhân trong giai đoạn mất bù thì đau nhiều hơn, sưng và tím chi dưới nhiều hơn, kể cả khi nghỉ ngơi, rối loạn dinh dưỡng cũng như viêm, loét, xơ da, chảy máu ổ loét...

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính
Tình trạng tĩnh mạch chi dưới bị giãn

  • Viêm tắc động mạch

Viêm tắc động mạch là bệnh mạch máu liên quan đến việc nội mạc của những động mạch bị viêm, co thắt kèm theo những triệu chứng của rối loạn dinh dưỡng và hoại tử những cơ quan do động mạch tổn thương cấp máu nuôi dưỡng. Bệnh lý viêm tắc động mạch thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là ở chi dưới của nam giới.

Khi bị viêm tắc động mạch thì bắt mạch bệnh nhân sẽ rất yếu hoặc không có, thậm chí những mạch máu quá nhỏ sẽ không bắt được. Một số xét nghiệm cận lâm sàng sẽ cho kết quả thể hiện những dấu hiệu nghi ngờ viêm tắc động mạch như soi mao mạch sẽ có thay đổi tuần hoàn mao mạch, đo giao động mạch máu để khảo sát tình trạng tổn thương mạch máu diễn ra ở đâu, đo nhiệt độ của da bệnh nhân sẽ thấy ở chi tổn thương thì nhiệt độ sẽ thấp hơn chi bình thường, chụp động mạch cản quang để biết được bệnh đang ở giai đoạn nào, mức độ giãn ra sao, đo điện tâm đồ... Một số triệu chứng đặc trưng của viêm tắc động mạch đó là đau cách hồi, mạch mu chân bắt yếu hoặc không bắt được, tê bì chân, nhiệt độ bàn chân giảm, đau nhức chi kể cả khi nghỉ ngơi, da khô, móng dày, viêm mủ dưới móng chân, ổ loét ở chân, có thể có hoại tử...

2. Điều trị bệnh mạch máu ngoại vi

Trong điều trị bệnh mạch máu ngoại vi, có rất nhiều phương pháp cho từng thể bệnh nhất định, cụ thể là:

  • Đối với bệnh giãn tĩnh mạch chưa có biến chứng thì có thể điều trị bảo tồn bằng cách băng ép, dùng thuốc làm xơ hóa tĩnh mạch hay áp lạnh, làm đông máu tĩnh mạch bằng dòng điện..., hoặc phẫu thuật thắt tĩnh mạch và một số phương pháp phẫu thuật khác.
  • Đối với giãn tĩnh mạch có loét thì có thể điều trị làm giảm áp lực tĩnh mạch và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn máu tĩnh mạch
  • Điều trị viêm tắc động mạch bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật liên quan đến thần kinh giao cảm, cắt và nối ghép mạch hoặc cắt cụt chi bị tổn thương.
Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính
Tùy vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch để có phương pháp điều trị phù hợp

3. Phẫu thuật lại trong bệnh mạch máu ngoại vi

Sau khi phẫu thuật bệnh mạch máu ngoại vi thì một số bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu máu chi cấp tính, thiếu máu chi mạn tính hoặc xuất hiện tình trạng chảy máu không cầm được thì sẽ có chỉ định phẫu thuật lại. Để chuẩn bị cho phẫu thuật lại trong bệnh mạch máu ngoại vi thì cần chuẩn bị một số vấn đề như sau:

Các bước thực hiện phẫu thuật lại trong bệnh mạch máu bao gồm:

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, tay dơ sang ngang 1 góc 90°
  • Tiến hàng vô cảm cho bệnh nhân bằng phương pháp đặt nội khí quản
  • Theo dõi chỉ số huyết áp và điện tim trong suốt thời gian phẫu thuật.
  • Đặt thông tiểu cho bệnh nhân.
  • Trong trường hợp những phẫu thuật chi dưới được tiến hành nhanh chóng thì có thể áp dụng gây tê tủy sống trên bệnh nhân, hoặc nếu phẫu thuật chi trên thì gây tê ở đám rối cánh tay...
  • Rạch da theo đường mổ cũ và bộc lộ vùng tổn thương, cụ thể nếu bộc lộ động mạch nách thì rạch da đường giữa ngoài xương đòn, bộc lộ động mạch cánh tay thì mở da theo bờ trong của cơ tam đầu, bộc lộ động mạch đùi chung thì rạch da theo đường tam giác Scarpa...
  • Đánh giá tình trạng của tổn thương cũ, có nhiễm trùng, chảy máu, tắc nghẽn mạch máu hay không
  • Cho bệnh nhân dùng thuốc chống đông Heparin toàn thân với liều 50- 100 I/kg
  • Nếu có huyết khối thì tiến hành lấy huyết khối ra bằng Fogarty
  • Nếu có hiện tượng chảy máu thì kiểm tra và khâu vết thương lại
  • Trong trường hợp có nhiễm trùng thì cần thực hiện thắt mạch và tạo bắc cầu động mạch ngoài cấu trúc giải phẫu, có thể là mạch tự thân hoặc mạch nhân tạo.
  • Nếu bệnh nhân có xơ vữa gây tắc mạch thì tại lại cầu nối mạch máu
  • Phông mạch xảy ra thì cần thay thế đoạn mạch vị tổn thương bằng động mạch nhân tạo hoặc tĩnh mạch hiển
  • Đặt dẫn lưu và đóng vết mổ theo trình tự giải phẫu.
Phẫu thuật nội soi
Quy trình phẫu thuật lại trong bệnh mạch máu

Sau phẫu thuật, cần theo dõi một số biểu hiện và tình trạng biến chứng để kịp thời xử lý như sau:

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
  • Điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.
  • Truyền máu và những dung dịch thay thế máu nếu cần,
  • Dùng thuốc chống đông cho bệnh nhân sau 6- 8 giờ hậu phẫu để ngăn ngừa nguy cơ chảy máu
  • Nếu chảy máu nhiều có thể cân nhắc việc phẫu thuật lại
  • Nếu có biến chứng tắc mạch sau phẫu thuật thì cần thực hiện mổ lại để lấy cục máu đông, phục hồi lưu thông mạch và điều chỉnh thuốc chống đông hợp lý, hoặc có thể tạo lại cầu nối
  • Khi bệnh nhân nhiễm trùng thì cần cắt chỉ ngắt quãng, thay mạch tráng bạc và điều trị kháng sinh
  • Khi bệnh nhân có những rối loạn về đông cầm máu thì điều chỉnh thuốc chống đông.

Phẫu thuật lại trong bệnh mạch máu ngoại vi là chỉ định cần thiết trong một số bệnh lý mạch máu ngoại vi chi trên hoặc chi dưới có những dấu hiệu rối loạn về chảy máu, thiếu máu... Vì vậy sau khi phẫu thuật bệnh mạch máu ngoại vi thì cần theo dõi để phát hiện sớm những biến chứng của như biểu hiện tổn thương để có chỉ định mổ lại kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

345 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan