Nguy cơ nhiễm trùng viêm phổi cho bệnh nhân đái tháo đường

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhiễm trùng viêm phổi ở người đái tháo đường có nguy cơ nặng hơn rất nhiều người bình thường nên điều trị khó và kéo dài hơn người bình thường. Trong trường hợp không kiểm soát điều trị kịp thời thì người bệnh đái tháo đường bị viêm phổi sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy cơ nhiễm trùng huyết thậm chí dẫn tới tử vong.

1.Vì sao bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng viêm phổi?

Đái tháo đường và viêm phổi là 2 bệnh luôn “song hành” ở người mắc bệnh đái tháo đường. Hiện cũng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh người bệnh đái tháo đường thường dễ bị viêm phổi hơn. Hay bị hơn là do nguyên nhân cơ thể người bệnh đái tháo đường mạn tính bị suy giảm miễn dịch dẫn đến sức đề kháng giảm hơn bình thường, chức năng của các tế bào đa nhân trung tính và đại thực bào như hóa ứng động, kết dính, thực bào bị giảm sút, các tế bào miễn dịch sinh ra bị suy giảm hoặc không có khả năng “tiêu diệt” vi khuẩn. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho tất cả các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển tàn phá hệ miễn dịch cơ thể người bệnh.

Những mạch máu nhỏ trong cơ thể người đái tháo đường bị tổn thương (lớp tế bào lót trong cùng – nội mạc mạch) dẫn đến rối loạn trao đổi oxy ở mô khiến cho sức kháng khuẩn bị suy giảm.

Bên cạnh đó người cao tuổi mắc đái tháo đường thường bị rối loạn trong quá trình ăn uống như khi nuốt thức ăn dễ bị sặc hoặc bị viêm phổi do trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra còn nhiễm khuẩn do các vết thương ngoài da do biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường cũng khiến nguy cơ bị nhiễm trùng cơ thể hơn người bình thường viêm phổi do vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào máu, tới phổi và gây bệnh.

viêm phổi không điển hình
Tiểu đường và viêm phổi là 2 bệnh luôn “song hành” ở người mắc bệnh tiểu đường

2. Dấu hiệu viêm phổi ở người tiểu đường

Thực tế đã cho thấy người đái tháo đường bị viêm phổi thường xuất hiện nhiều dấu hiệu điển hình và rất nặng:

  • Bị sốt cao, ho nhiều đờm.
  • Thể thể khạc ra đờm, thậm chí ra máu
  • Đau ngực, tức ngực, khó thở
  • Bị đau đầu
  • Đau cơ bắp, mệt mỏi,
  • Bị nôn hoặc bị tiêu chảy
  • Mạch nhanh, thở gấp
  • Thậm chí sốc nhiễm khuẩn có thể tụt huyết áp.

Để được chẩn đoán chính xác bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định làm thêm một vài xét nghiệm như chụp x-quang phổi, nhuộm soi, nuôi cấy đờm...

3. Điều trị viêm phổi ở người tiểu đường

Điều trị bằng kháng sinh vẫn là cách điều trị cơ bản nhất ở người đái tháo đường bị viêm phổi. Bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh điều trị dựa theo vi khuẩn gây bệnh.

  • Có thể cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh bằng đường uống trực tiếp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng, viêm phổi ở người đái tháo đường là nhóm beta lactam (cefpodoxime, cefprozil, ceftriaxone, imipenem...), nhóm quinolon, macrolid, aminosid...
  • Ngoài kháng sinh kết hợp cho bệnh nhân bù nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan, đảm bảo dinh dưỡng, cho bệnh nhân thở oxy, hoặc thở máy nếu bệnh nhân bị suy hô hấp nặng.
  • Để tránh biến chứng nguy cơ nhiễm trùng viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường người bệnh không hút thuốc, uống rượu, điều trị nếu người bệnh bị rối loạn nuốt – thường gặp ở người cao tuổi.
  • Không được tùy tiện uống thuốc kháng sinh hay tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ. Khám định kỳ 6 tháng 1 lần, cần chụp X- quang phổi khoảng 6 tháng 1 lần để kiểm tra, phát hiện, điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường ở phổi
  • Tiêm insulin để kiểm soát tốt đường huyết. Kiểm soát tốt đường huyết cơ thể luôn trong giới hạn cho phép là biện pháp tốt nhất để tránh nguy cơ mắc biến chứng nhiễm trùng viêm phổi và những biến chứng nhiễm khuẩn các cơ quan khác ở bệnh nhân bị tiểu đường.
Trên 60% kháng thể kháng insulin được tìm thấy trước khi điều trị insulin
Kiểm soát tốt đường huyết cơ thể luôn trong giới hạn cho phép là biện pháp tốt nhất để tránh nguy cơ mắc biến chứng nhiễm trùng viêm phổi

Đái tháo đường biến chứng viêm phổi thường rất dễ gặp ở người cao tuổi vì thế người bệnh cần sớm tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng vào thận. Việc thăm khám định kỳ luôn mang đến những lợi ích tích cực khi có thể kiểm soát bệnh được tốt nhất có thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan