Một số lưu ý đặc biệt khi thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản

Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Đức Lượng - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thực hiện hồi sinh tim phổi cơ bản đúng và sớm cho bệnh nhân ngừng tuần hoàn đã được chứng minh mang lại lợi ích to lớn trong việc cấp cứu người bệnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp khiến các bước CPR thông thường trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi cấp cứu ngừng tuần hoàn.

1. Tôi chưa được đào tạo về hồi sinh tim phổi cơ bản. Vậy tôi có được thực hiện hồi sức tim phổi không?

Hồi sức tim phổi cơ bản là một kỹ năng được khuyến cáo rằng tất cả mọi người, từ nhân viên y tế chưa được đào tạo chuyên nghiệp đến những người dân bình thường đều có thể thực hiện. Nếu bạn chưa biết ép tim ngoài lồng ngực như thế nào, bạn có thể gọi 115, nhân viên điều phối sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về tim ngoài lồng ngực. Nếu bạn chưa được huấn luyện về hô hấp nhân tạo hoặc không sẵn lòng hoặc không thể hà hơi thổi ngạt, bạn có thể chỉ ép ngực đơn thuần. Một số nhịp ép ngực đơn giản sớm đôi khi cũng góp phần cứu sống nạn nhân.

Hồi sức tim phổi
Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sống rất hữu ích trong nhiều trường hợp khẩn cấp

2. Làm thế nào khi bệnh nhân nôn mửa trong quá trình cấp cứu?

Nếu nạn nhân bị nôn mửa trong quá trình hô hấp nhân tạo, hãy để bệnh nhân nghiêng về bên đối diện với bạn để chất nôn trôi ra ngoài. Làm sạch chất nôn còn sót lại trong miệng, sau đó ngay lập tức để bệnh nhân nằm ngửa trở lại và tiếp tục hô hấp nhân tạo.

3. Điểm đặc biệt nào cần lưu ý khi cấp cứu ngừng tuần hoàn ở phụ nữ có thai?

Ở những bệnh nhân/nạn nhân mang thai từ tuần thứ 20 trở đi, tử cung lúc đó đã tương đối lớn (đáy tử cung cao ngang rốn ở tuần thứ 20 và cứ mỗi tuần cao thêm 1 cm). Nếu thai phụ nằm ngửa, tử cung của thai phụ sẽ đè lên các mạch máu lớn trong ổ bụng. Điều này làm hạn chế máu từ phần dưới của cơ thể trở về tim, làm giảm lượng máu lưu thông khi ép tim ngoài lồng ngực.

Để tránh điều này xảy ra, khi bệnh nhân cần CPR, hãy nâng hông phải của bệnh nhân lên trên mặt đất bằng nâng và kê mông phải của bệnh nhân hoặc làm thủ thuật đẩy/kéo tử cung sang trái trước khi bạn bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực (xem bên dưới).

Nâng hông thai phụ
Ép tim ngoài lồng ngực cho phụ nữ đang mang thai

Kĩ thuật nâng hông của thai phụ:

Giữ phần thân trên của thai phụ nằm ngửa trên mặt sàn nhất có thể để tạo thuận lợi và tăng chất lượng ép tim. Nâng hông phải của thai phụ lên bằng cách dùng đầu gối của người cứu hộ hoặc quần áo hoặc khăn đã cuộn chặt chèn dưới hông phải của thai phụ.

Đẩy tử cung  bằng một tay
Kĩ thuật đẩy tử cung sang trái bằng một tay
Kéo tử cung sang trái bằng hai tay
Kĩ thuật kéo tử cung sang trái bằng hai tay

4. Có các cách hô hấp nhân tạo nào khác ngoài kĩ thuật miệng - mũi khi sơ cứu ban đầu?

Kỹ thuật hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân có thể cần thay đổi trong một số trường hợp: ví dụ, nếu nạn nhân bị thương ở miệng hoặc miệng, bạn có thể hô hấp qua mũi (và ngược lại). Nạn nhân có thể thở qua một lỗ ở phía trước cổ — lỗ mở khí quản. Bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ bỏ túi hoặc tấm che mặt khi hô hấp nhân tạo.

Hô hấp nhân tạo
Hô hấp nhân tạo qua miệng (mũi)

Kĩ thuật hô hấp nhân tạo miệng-mũi

Nếu nạn nhân vừa bị đuối nước và đã được đưa lên bờ hoặc các vết thương ở miệng khiến việc bịt kín miệng không thể đạt được, bạn có thể sử dụng phương pháp miệng-mũi để hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Hãy dùng một tay nâng cằm để miệng bệnh nhân ngậm kín lại, sau đó dùng miệng của bạn ngậm kín vào mũi của nạn nhân và thổi đều đặn vào mũi của bạn nhân. Sau đó để để miệng há ra để không khí thoát ra ngoài

Hô hấp nhân tạo qua lỗ mở khí quản
Hô hấp nhân tạo qua lỗ mở khí quản.

Hô hấp nhân tạo qua lỗ mở khí quản

Một số nạn nhân, vì một số bệnh lí đặc biệt, phải mở khí quản và thở thông qua lỗ mở khí quản (ở ngay phía trước cổ) chứ không phải qua miệng và mũi như bình thường. Khi gặp trường hợp này, bạn có thể hô hấp nhân tạo qua lỗ mở khí quản này. Luôn kiểm tra sự thông thoáng của lỗ mở khí quản trước khi thổi ngạt. Sau đó dùng để bịt kín miệng, mũi của bệnh nhân. Dùng miệng của bạn ngậm kín vào lỗ mở khí quản và thổi đều đặn vào lỗ mở khí quản. Sau mỗi lần thổi, để miệng của bạn rời khỏi lỗ mở khí quản để không khí thoát ra ngoài.

Hô hấp nhân tạo qua mặt nạ
Hô hấp nhân tạo qua mặt nạ bỏ túi

Sử dụng mặt nạ bỏ túi

Người cứu hộ quỳ phía sau đầu nạn nhân. Mở đường thở bằng cách ngửa cổ tối đa rồi đặt mặt nạ che kín mũi và miệng của nạn nhân. Người cứu hộ hít một hơi thật sâu rồi thổi vào mặt nạ qua ống ngậm. Sau mỗi lần thổi, để miệng của người cứu hộ rời khỏi ống ngậm để không khí thoát ra ngoài.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng kỹ thuật sốc điện tim trong điều trị rối loạn nhịp tim. Kỹ thuật sốc điện tim tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả điều trị khả quan, đem lại khả năng phục hồi nhanh chóng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan